Yên Bái: Khó quản lý chất lượng bánh Trung thu tự làm

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/9/2018 | 8:03:18 AM

YBĐT - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Trung thu, hiện nay, trên thị trường ngoài các thương hiệu bánh Trung thu nổi tiếng thì các loại bánh Trung thu handmade (tự làm), có xu hướng "lên ngôi”. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với loại bánh này dường như vẫn còn bỏ ngỏ.

Nhiều “cửa hàng” trên mạng xã hội bày bán các loại bánh trung thu handmade với những lời quảng cáo hấp dẫn.
Nhiều “cửa hàng” trên mạng xã hội bày bán các loại bánh trung thu handmade với những lời quảng cáo hấp dẫn.

Mua bằng... niềm tin

Những năm gần đây, đến dịp Tết Trung thu, ngoài việc lựa chọn bánh Trung thu của những thương hiệu có uy tín, chất lượng như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Hà Nội..., người tiêu dùng còn tìm đến sản phẩm bánh Trung thu handmade được giao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo.
 
Bắt đầu từ đầu tháng 7 âm lịch, khi mà các thương hiệu bánh Trung thu có tiếng còn chưa tung ra sản phẩm trưng bày tại các gian hàng nhưng thị trường bánh Trung thu handmade online đã vô cùng nhộn nhịp. Với tâm lý bánh được làm thủ công, nguyên liệu sạch không chứa chất bảo quản, hương liệu nên bánh Trung thu handmade thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là chị em công sở.
 
Trên các trang mạng xã hội, bánh Trung thu được nhiều người rao bán với mẫu mã, hương vị đa dạng. Giá trung bình một chiếc bánh Trung thu handmade được bán từ 20.000 - 260.000 đồng tùy loại nhân và trọng lượng. Không chỉ có vậy, mọi quy trình sản xuất bánh đều được "post” lên với mục đích tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
 
Để tạo lòng tin cho khách hàng, chủ các tài khoản công khai đăng tải những phản hồi rất tốt của người mua về chất lượng sản phẩm. "Chợ” online lên ngôi cũng là lúc người tiêu dùng phải đối mặt với nhiều băn khoăn về vấn đề VSATTP. Bởi lẽ, bánh Trung thu online vốn được sản xuất nhỏ lẻ, chỉ bán theo mùa, không cơ quan chức năng nào chứng nhận chất lượng VSATTP.
 
Chị Nguyễn Thu Thủy ở tổ 32C, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: "Tôi có chị bạn làm cùng cơ quan tự làm bánh nên Trung thu năm nào cũng mua, ăn cũng thấy ngon. Chủ yếu là mình yên tâm vì là người quen làm”.
 
Theo khảo sát của chúng tôi thì hầu hết các khách hàng mua bánh Trung thu hanmade đều mua bằng niềm tin chứ chưa có cơ quan chức năng nào kiểm soát về chất lượng và vấn đề VSATTP.

Ai quản lý chất lượng?
 
Theo Nghị định số 52 của Chính phủ về thương mại điện tử, kinh doanh trên mạng xã hội không hoạt động dưới tên miền Việt Nam thì không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Do đó, hoạt động kinh doanh thực phẩm online trên các trang mạng xã hội không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan Nhà nước nào về kinh tế, chứ chưa nói đến vấn đề về quản lý VSATTP.
 
Theo quan sát của chúng tôi, bánh Trung thu handmade bán online tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất VSATTP. Hầu hết các công đoạn được chế biến thủ công, các dụng cụ làm bánh không được khử khuẩn, làm bánh trong môi trường không an toàn như: không khí, nhiệt độ không bảo đảm nên có nguy cơ cao nhiễm các vi sinh vật gây bệnh. Bánh Trung thu handmade cũng được các chủ tài khoản quảng cáo được sử dụng trong vòng từ 3 - 5 ngày nhưng ai dám chắc khi làm ở môi trường như vậy bánh có bị nhiễm khuẩn hay không?

Với đa dạng mẫu mã và được làm theo yêu cầu, sản phẩm bánh Trung thu handmade được "ship” tận nhà hiện đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, khách hàng cần sự sáng suốt trong việc lựa chọn những sản phẩm bảo đảm uy tín, chất lượng để gia đình có một Tết Trung thu đầm ấm, trọn vẹn yêu thương.

Hồng Duyên

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục