Bội chi năm 2016 và 2017 giảm, tốc độ tăng nợ công giảm

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/10/2018 | 2:15:52 PM

Theo báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 vừa được Bộ KH-ĐT hoàn thành ngày 5-10, dự kiến đến cuối năm 2018, nợ công khoảng 61,4% GDP (cuối năm 2016 là 63,8%), nợ Chính phủ khoảng 51,9% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 49,9% GDP.

Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 2 năm 2016 - 2017 đều vượt dự toán, tỷ lệ huy động ngân sách bình quân 24,9% GDP (từ thuế, phí khoảng 21% GDP).

Dự kiến thu cân đối ngân sách giai đoạn 2016 - 2018 khoảng 3,7 - 3,8 triệu tỷ đồng, bằng 54-55% kế hoạch, bằng khoảng 89% tổng số thu ngân sách giai đoạn 2011- 2015.

Bội chi ngân sách năm 2016 và 2017 đều giảm so với dự toán về số tuyệt đối và bình quân tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa. Giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân 18,1%, còn ba năm 2016 - 2018 tăng bình quân 9,6%/năm.

Tuy nhiên, dư địa thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt là thu ngân sách Trung ương khó khăn. Các khoản thu quan trọng của ngân sách Trung ương như từ dầu thô, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Nhà nước tăng chậm hoặc giảm, trong khi việc điều chỉnh chính sách thu theo kế hoạch 5 năm cơ bản chưa được thực hiện.

Đáng lưu ý, giải ngân vốn đầu tư công chậm, chi thường xuyên vẫn bao cấp hầu hết các lĩnh vực sự nghiệp. Nhiều chế độ, chính sách còn trùng lặp, cơ cấu lại chi thường xuyên hạn chế do chậm đổi mới khu vực sự nghiệp công lập. Nợ thuế cao, tình trạng chuyển giá, trốn thuế ngày càng tinh vi, thất thu từ khu vực ngoài quốc doanh lớn, chi sai chế độ, chính sách còn tồn tại. Hiệu quả, hiệu lực thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn hạn chế, nợ bảo lãnh còn nhiều rủi ro...

Bên cạnh đó, công tác điều hành và thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của chính sách tiền tệ, trong đó có tỷ giá và lãi suất vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức, do độ mở của nền kinh tế rất lớn. Nợ xấu chưa thể xử lý nhanh được do nhiều khoản nợ liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh và khả năng trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục