Sau hoàn chỉnh hồ sơ, cao tốc Tuyên Quang nối Phú Thọ tăng tổng đầu tư lên mức 3.200 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/10/2018 | 2:41:11 PM

UBND tỉnh Tuyên Quang có Tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang- Phú Thọ nối với cao tốc Nội Bài- Lào Cai theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng BOT.

Cao tốc Tuyên Quang- Phú Thọ do doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.
Cao tốc Tuyên Quang- Phú Thọ do doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.

Đây là lần thứ hai  tỉnh Tuyên Quang trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc này. Trước đó, vào tháng 4-2018, tỉnh Tuyên Quang cũng đã có Tờ trình Chính phủ, song không nhận được sự đồng tình của các bộ, ngành liên quan. 

Tại Tờ trình mới này, tỉnh Tuyên Quang thông tin, điểm đầu dự án thuộc địa thuộc xã Lưỡng Vượng, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối kết nối với nút giao IC9 cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Dự án có chiều dài 40,2km.

Ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho rằng, Tuyên Quang là tỉnh miền núi, cách Hà Nội khoảng 120km nhưng do chưa có đường cao tốc nên chưa kích thích được tăng trưởng kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của du khách cả nước, quốc tế về thăm khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, Kim Bình.

Hơn nữa, quốc lộ (QL2) đoạn Phú Thọ-Tuyên Quang dự báo đến năm 2020 sẽ ùn tắc, việc đi lại càng khó khăn. Nếu cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ được đầu tư thì hành trình từ TP Tuyên Quang đi Hà Nội (đến cầu Nhật Tân), dài 126,2km với thời gian 1 tiếng 35 phút, trong khi nếu di chuyển bằng QL2 thì phải mất 3 tiếng 30 phút.

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc từ Tuyên Quang, kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là hết sức cần thiết, cấp bách, tạo động lực quan trọng để tỉnh Tuyên Quang cùng các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang phát triển kinh tế - xã hội, tăng tính kết nối.

Theo đề xuất, quy mô đầu tư đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, trên tuyến có cầu Kỳ Lãm và cầu Đoan Hùng. Tỉnh Tuyên Quang đề xuất, chia dự án làm 2 giai đoạn đầu tư.

Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư làm mới đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, chiều dài 40,2km, 4 làn xe hạn chế, vận tốc thiết kế 80km/h; giai đoạn 2 đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h. Thời điểm đầu tư giai đoạn 2 dự kiến sau năm 2043 sẽ được nghiên cứu đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp khác.

Tổng vốn thực hiện dự án là 3.271,09 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 510,79 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư là 2.760,3 tỷ đồng.

Về phương án tài chính, tỉnh Tuyên Quang cho biết, sẽ thanh toán hoàn vốn cho nhà đầu tư bằng hình thức thu phí. Dự kiến, nhà đầu tư thanh toán toàn bộ chi phí đầu tư, thực hiện đầu tư, duy tu bảo dưỡng công trình, chi phí hoạt động trong suốt thời gian khai thác dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí; mức thu phí theo biểu giá quy định của Nhà nước.

Trạm thu phí sẽ đặt trên tuyến đường mở mới (không đặt trên tuyến đi trùng QL2) nhằm đảm bảo lợi ích cho người dân khi tham gia giao thông. Doanh thu thu phí để tính hoàn vốn cho dự án được xác định trên cơ sở dự báo lưu lượng xe; thời gian dự kiến thu phí từ năm 2022, thu phí hoàn vốn trong 19 năm  2 tháng.

Đại diện tỉnh Tuyên Quang cho biết, nếu được Thủ tướng chấp thuận, dự án sẽ được triển khai khởi công vào cuối năm 2019, hoàn thành vào đầu năm 2022.

Tháng 4-2018, tỉnh Tuyên Quang cũng đã đề xuất Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang- Phú Thọ kết nối với Nội Bài- Lào Cai. Dự án do doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường lập đề xuất đầu tư. Song tỉnh Tuyên Quang cũng khẳng định, doanh nghiệp Xuân Trường chưa phải là nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án, mà sẽ tổ chức đấu thầu.

Theo đề xuất vào thời điểm này của tỉnh Tuyên Quang, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2018 – 2021) sẽ xây dựng 37 km từ Km3+ 200 – Km40+200 theo quy mô đường cao tốc 2 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h nhưng vẫn GPMB  theo quy mô hoàn chỉnh 25m và xây dựng 3,2 km đầu tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Sau năm 2025, sẽ tiến hành đầu tư giai đoạn 2 hoàn chỉnh theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Ước tính, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 2.717 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 510,8 tỷ đồng để phục vụ GPMB; nhà đầu tư bỏ ra 2.206,3 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ trên các trạm thu giá thuộc Dự án trong vòng 21 năm 8 tháng, bắt đầu từ năm 2021.

Lý giải về 2 tổng mức khác nhau tại hai Tờ trình, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho rằng, tại Tờ trình vào tháng 4-2018 tỉnh dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư là hơn 2.700 tỷ đồng. Tuy niên, sau khi bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh lại hồ sơ đồng thời cập nhật lại lãi suất vay vốn thì tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án là hơn 3.200 tỷ đồng.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Một ngôi nhà ở huyện Trấn Yên bị tốc mái hoan toàn do trận dông lốc sáng ngày 28/3/2024.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 14h ngày 29/3/2024, dông lốc và mưa đá đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tài sản và hoa màu của nhân dân.

Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục