Chính thức thông xe cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/10/2018 | 2:11:58 PM

YênBái - Hai công trình đưa vào sử dụng sẽ giúp hành trình từ Hà Nội tới Hòa Bình, đi Phú Thọ rút ngắn được khoảng cách và thời gian đáng kể so với đi đường cũ.

Sáng 10/10, đúng kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô, 2 công trình giao thông quan trọng là đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình và dự án cầu Văn Lang nối Ba Vì (Hà Nội) với TP Việt Trì (Phú Thọ) chính thức được thông xe đưa vào sử dụng.

Toàn tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có chiều dài khoảng 31km, khi đi vào hoạt động tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội và Hoà Bình trung bình từ 120 phút xuống dưới 60 phút.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang đường bộ nối Tây Bắc với Hà Nội, đồng thời tăng hiệu quả khai thác tuyến đường Đại lộ Thăng Long, tuyến đường sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.

Tuyến đường mới này sẽ giúp hành trình từ Hà Nội tới Hòa Bình rút ngắn khoảng 20 km so với đi trên tuyến Quốc lộ 6 hiện nay.

Đường Hòa Lạc - Hòa Bình có điểm đầu tại nút giao Hòa Lạc (giữa Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 21, lý trình Km 17+850 trên Quốc lộ 2, tại vị trí tách đường Hòa Lạc - Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam). Điểm cuối tại Km 32+367 (xã Trung Minh, TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình).

Tuyến đường có tổng chiều dài 25,69 km, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m và có vận tốc tối đa 80 km/giờ.

Đáng chú ý, tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là hơn 2.989 tỷ đồng với thời gian thu phí 24 năm. Sau khi kiểm toán tổng mức đầu tư giảm xuống còn khoảng 2.700 tỉ đồng nhưng thời gian thu phí lại tăng lên hơn 27 năm.

Theo ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình cho biết, tổng mức đầu tư ban đầu được xây dựng với phương án tài chính trong đó chưa tính tới việc miễn giảm phí cho người dân sống quanh trạm đồng thời cũng có mức phí cao hơn.

Trong khi đó, với phương án tài chính mới, mức phí dự kiến dao động từ 35.000 đồng/lượt/xe đến 180.000 đồng/lượt tuỳ theo nhóm phương tiện và có phương án cắt giảm cho người dân thường trú quanh trạm.

Cũng theo ông Bùi Quang Bát, dự kiến, dự án sẽ nghiệm thu vào cuối tháng 10 và có thể bắt đầu thu phí từ ngày 1/1/2019.

(Theo VOV)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục