Hoàng Thắng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/10/2018 | 7:47:46 AM

YBĐT - Nghề trồng dâu nuôi tằm là một trong những hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng giá trị và thu nhập cho nông dân ở xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên thời gian qua. 

Chị Hoàng Kim Thức ở thôn Cá Nội cho tằm ăn.
Chị Hoàng Kim Thức ở thôn Cá Nội cho tằm ăn.

Theo ông Cao Văn Bằng người ở thôn Cá Nội - thôn làm điểm của xã, gia đình ông đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm từ năm 2015, đến nay, gia đình đã có 8 sào trồng dâu để nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế khá cao. Ông cho biết, gia đình đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất soi bãi và đất lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. 


Bằng phương pháp nuôi tằm đất, bình quân mỗi năm ông nuôi được 2 đợt, vụ đông xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, sau đó đốn dâu, đến tháng 7 bắt đầu nuôi đợt 2 đến cuối năm, cứ thế quay vòng. Bình quân một tháng, ông nuôi 3 lứa  tằm, thu trên 10 triệu đồng, gấp 2 - 3 lần so với trồng ngô, lúa. 

Ở cùng thôn, gia đình chị Hoàng Kim Thức đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ 8 sào đất soi bãi và đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm từ năm 2017.
 
Sau một năm chuyển đổi, chị cho biết: "Nếu 8 sào trồng ngô soi bãi, mỗi năm 3 vụ, năng suất ngô đạt 1,2 tạ/sào, tính giá bình quân 50.000 đồng/kg, thu nhập cũng chỉ khoảng 15 triệu đồng/năm. Còn trồng lúa một năm 2 vụ, năng suất khoảng 2 tạ/sào, giá lúa bình quân 70 ngàn đồng/kg thì mỗi năm cũng chỉ được trên 20 triệu đồng. Còn 8 sào dâu, mỗi tháng tôi nuôi được 2 lứa tằm, mỗi lứa 3 vòng tằm, thu trên 10 triệu đồng, như vậy bình quân một năm nuôi tằm thu khoảng 100 triệu đồng là chuyện bình thường”.
 
Theo các hộ dân, trồng dâu nuôi tằm hiện nay tiên tiến rất nhiều, chỉ cần có khu chăn nuôi sạch sẽ, cách ly và che chắn nắng mưa tốt là có thể tiến hành nuôi. Về kỹ thuật, đã có cán bộ huyện, xã tập huấn thường xuyên. Cây dâu dễ trồng, chịu hạn tốt, một lần trồng có thể cho thu hoạch đến trên 10 năm, vốn đầu tư không nhiều.
 
Bà Mai Thị Hạnh -  Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cá Nội cho biết: "Trồng dâu nuôi tằm đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 của thôn xuống còn 4,5%. Đến nay, thôn đã có 8 hộ trồng dâu nuôi tằm với diện tích gần 5 ha, hiện tại, 4 hộ đang chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm. Mục tiêu đến năm 2020, Cá Nội sẽ chuyển toàn bộ diện tích 8 ha đất soi bãi và đất lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân".

Theo ông Hoàng Ngọc Phúc – Chủ tịch UBND xã, từ mô hình tại thôn Cá Nội, xã sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ra các thôn lân cận, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 20 ha dâu tằm. Bên cạnh đó, xã khuyến khích các hộ dân hình thành nhóm hộ, tổ hợp tác nuôi tằm để gắn kết các hộ chăn nuôi, tạo một chu trình khép kín từ việc cung cấp con giống, hỗ trợ vốn, kiến thức, kinh nghiệm đến tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Thanh Tân

Các tin khác

Ngày 28/3, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra các dự án, công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh cuộc gặp mặt báo chí.

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố thông tin về "Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024" lần đầu tiên được tổ chức trong phạm vi cả nước; trong đó, cao điểm các sự kiện sẽ diễn ra chính thức từ ngày 29/3 đến 29/4.

Giá xăng tăng từ chiều nay 28/3.

Từ 15h hôm nay 28/3, giá xăng E5 RON92 tăng 406 đồng/lít, xăng RON95 tăng 532 đồng/lít, trong khi đó các mặt hàng dầu tăng, giảm tùy loại.

Người dân huyện Yên Bình chuyển hướng nuôi trồng các loại cá da trơn, cá đặc sản chất lượng cao.

Những năm qua, huyện Yên Bình chú trọng tập trung đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao, chủ động xây dựng các liên kết theo chuỗi giá trị. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục