Yên Bái: Đáp ứng đủ vốn cho phát triển các thành phần kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/10/2018 | 10:25:35 AM

YBĐT - Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, tổng nguồn vốn các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn đến 31/8/2018 đạt 22.779 tỷ đồng, tăng 13,24% so với đầu năm trong đó, vốn huy động tại địa phương đạt 15.384 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm.

Ngân hàng Agribank Yên Bái đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
Ngân hàng Agribank Yên Bái đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Ước đến 30/9/2018, tổng nguồn vốn đạt 23.100 tỷ đồng, tăng 14,8%, trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 15.480 tỷ đồng, tăng 12,7% so với đầu năm, chiếm 67,01% trên tổng nguồn vốn (riêng tiền gửi tiết kiệm tăng 14,6%, tiền gửi thanh toán tăng 11,28%).
 
Tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng, QTDND đến hết 31/8/2018 đạt 19.303 tỷ đồng, tăng 11,89%. Ước đến hết tháng 9/2018, đạt 19.600 tỷ đồng, tăng 13,61% so với đầu năm.

Các chi nhánh ngân hàng, QTDND tiếp tục cho vay tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN; tiếp tục kiểm soát tốt nợ xấu, áp dụng các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ đến 31/8/2018 là 0,32%)....
 
Các chương trình tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giải ngân các dự án đã cam kết, cho vay các đối tượng chính sách – xã hội.
 
Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đến 31/8/2018 đạt 9.060 tỷ đồng, tăng 11,92% so với đầu năm. Ước đến 30/9/2018 đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 13,65% so với đầu năm và chiếm 46,94% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ước đạt 6.900 tỷ đồng, tăng 3,03% so với đầu năm và chiếm 36,22% tổng dư nợ.
 
Các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục tập trung giải ngân các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội. Dư nợ 13 chương trình tín dụng đến 31/8/2018 đạt 2.756 tỷ đồng. Ước đến hết tháng 9/2018 tổng dư nợ các chương trình là  2.795 tỷ đồng, tăng 10,43% so với đầu năm. 
 
Thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, hết quý II/2018, các chi nhánh ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ cho vay vốn với 102  khách hàng, số tiền cam kết cho vay 610 tỷ đồng; doanh số cho vay từ đầu năm là 355 tỷ đồng, dư nợ là 212 tỷ đồng.
 
Lũy kế từ tháng 5/2014 đến nay đã cam kết hỗ trợ vốn vay với 468 doanh nghiệp, số tiền cam kết cho vay là 7.810 tỷ đồng, dư nợ 6.217 tỷ đồng; gia hạn nợ cho 31 khách hàng với số tiền 486 tỷ đồng và cơ cấu lại vay cũ về mức phù hợp cho 195 doanh nghiệp, dư nợ điều chỉnh giảm lãi suất là 2.090 tỷ đồng.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo và giám sát các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện tốt chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả; thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, mở rộng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Quang Thiều

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục