Mù Cang Chải: “4 tại chỗ” khắc phục nhanh hậu quả thiên tai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/10/2018 | 10:51:50 AM

YBĐT -  Việc phòng chống, khắc phục thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" một cách thực chất đã hạn chế thiệt hại thấp nhất cho địa phương.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kịp thời động viên, chia sẻ với gia đình bị nạn do thiên tai.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kịp thời động viên, chia sẻ với gia đình bị nạn do thiên tai.

Đợt thiên tai vào tháng 7 và tháng 8 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho huyện Mù Cang Chải. Mưa lũ đã làm 7 người chết; 232 nhà bị ảnh hưởng (20 nhà sập đổ hoàn toàn, 101 nhà phải di dời khẩn cấp, 79 nhà phải di dời tạm thời, 31 nhà bị sạt lở đất, hư hỏng nhẹ); vùi lấp 57,73 ha ruộng, 9,2 ha ngô; gây sạt lở một số điểm trên tuyến quốc lộ 32 và nhiều tuyến đường liên thôn, xã với tổng khối lượng sạt lở khoảng 40.000 m3 đất; làm hư hỏng 64 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 550 ha lúa; gây hư hỏng 2 công trình nước sinh hoạt, 3 điểm trường bị sạt lở...
 
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND huyện đã thành lập Sở Chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả do mưa lũ do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Sở Chỉ huy đã thành lập 4 tổ chỉ đạo huy động, chỉ huy mọi lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả; rà soát, di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm có nguy cơ bị lũ, lũ quét, sạt lở đất… 
 
Với quyết tâm cao, chỉ thời gian ngắn, các lực lượng đã tìm kiếm được 7 thi thể của người mất tích tại các bản Huy Páo, Nậm Pẳng, Phình Ngài và Tu San, xã Nậm Có, tiến hành ngay các thủ tục mai táng đảm bảo vệ sinh môi trường. Đảm bảo môi trường, ngành y tế nhanh chóng tổ chức phun 30 kg thuốc sát trùng để khử trùng, tẩy uế; cấp 3.000 viên thuốc sát trùng nước uống cho 50 hộ gia đình; huy động các hộ dân trên địa bàn xã Nậm Có tập trung dọn dẹp, vệ sinh khu vực xảy ra thiên tai.
 
Để giúp các hộ gia đình bị nạn ổn định cuộc sống, Sở Chỉ huy đã huy động các lực lượng thực hiện 14.635 ngày công giúp 121 hộ dân bị mất nhà cửa và phải di dời sớm hơn 2 ngày so với yêu cầu. Huyện kịp thời ứng 1.125 triệu đồng để hỗ trợ người chết 10 triệu đồng/người; hỗ trợ nhà sập hoàn toàn với mức 25 triệu đồng/nhà; nhà phải di dời khẩn cấp với mức 15 triệu đồng/nhà.
 
Đồng thời, xuất 1.650 kg gạo hỗ trợ các hộ bị sập đổ hoàn toàn; cấp 15.090 kg gạo cho các hộ bị ảnh hưởng và lực lượng tham gia giúp dân; tiếp nhận 42 đoàn từ thiện với số tiền gần 1 tỷ đồng.
 
Là một trong 4 gia đình ở bản Huy Páo bị sập hoàn toàn nhà cửa, anh Mùa A Lồng xúc động cho biết: "Ngay sau khi bị mất sạch nhà cửa, gia đình mình đã được lãnh đạo tỉnh, huyện, xã và bà con trong bản đến động viên chia sẻ và hỗ trợ, tiền gạo, công sức để  đảm bảo ổn định cuộc sống và làm nhà mới. Chúng tôi cảm động và biết ơn cán bộ và bà con nhiều lắm”.
 
Đảm bảo giao thông, sau khi kiểm tra, xác minh, thống kê khối lượng, lập phương án khắc phục, huyện đã huy động lực lượng tại chỗ hót sạt, khắc phục tạm thời đường giao thông liên bản, đảm bảo đi lại, không để điểm nào bị tắc nghẽn.
 
Khắc phục sản xuất, huyện chỉ đạo UBND các xã huy động lực lượng tại chỗ cùng Xí nghiệp Thủy nông cấp 1.500 m dây ống nước khắc phục đường ống nước tưới tiêu, gia cố tạm thời đập đầu mối, khơi thông mương máng nội đồng. Đến nay, tất cả công trình thủy lợi đã khắc phục tạm thời đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất.
 
Đối với diện tích lúa bị vùi lấp, huyện đã vận động nhân dân chủ động tự khắc phục, phục hồi lại diện tích lúa bị thiệt hại, tăng cường khâu chăm sóc để cho thu hoạch cuối vụ; đối với diện tích ruộng bị mất trắng nhưng có thể khôi phục sản xuất vụ sau, đã chỉ đạo nhân dân chủ động dọn dẹp lớp đất đá, khôi phục hiện trạng, cải tạo để đảm bảo cho vụ mới. Đồng thời, chỉ đạo các xã vận động bà con trồng thêm 250 ha ngô đông ngoài kế hoạch được giao để bù lại diện tích lúa bị thiệt hại.
 
Cùng sản xuất, đảm bảo cho viêc học tập của học sinh trong năm học mới, huyện chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã Púng Luông, Nậm Có và Lao Chải thống kê thiệt hại; phối hợp với ngành giáo dục di chuyển 259 học sinh được hưởng chế độ bán trú xuống học tạm tại điểm trường cũ Nậm Pẳng và 183 học sinh không hưởng chế độ bán trú xuống học tạm tại trường Thào Chua Chải, xã Lao Chải, đảm bảo các em có điều kiện lớp học, chỗ ăn ở và sinh hoạt.

Thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho Mù Cang Chải, nhưng từ chỉ đạo, chỉ huy kịp thời, triển khai bài bản, nghiêm túc, linh hoạt, thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; huy động và tổ chức nhanh, kịp thời việc tìm kiếm cứu nạn; tổ chức khôi phục, tái thiết sau thiên tai nhanh chóng, kịp thời, nghiêm túc... mà những hậu quả đó đã nhanh chóng được khắc phục.
 
Về bài học kinh nghiệm, đồng chí Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Để phòng chống, khắc phục thiên tai hiệu quả, công tác này phải được làm tốt theo phương châm "4 tại chỗ" một cách thực chất. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính quyền và người dân, đồng thời làm tốt công tác cảnh báo để người dân chủ động ứng phó. Khi  thiên tai xảy ra, phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất các lực lượng; chú trọng công tác an sinh xã hội cho người dân sau thiên tai, việc tiếp nhận phân bổ phải đảm bảo công khai, minh bạch, khoa học, bình đẳng và kịp thời”.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Người dân tham gia hưởng ứng trồng rừng gỗ lớn do Hội Nông dân tỉnh phát động trên diện tích 1,5 ha của gia đình ông Lê Mai Hiền, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình anh Nông Văn Nhì (bên trái), thôn Cây Tre, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình hàng năm cho thu nhập 300 triệu đồng.

Thời gian qua, Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, trở thành phong trào thi đua trọng tâm trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, hình thành liên kết theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục