Suối Quyền khắc phục hậu quả mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/10/2018 | 10:54:47 AM

YBĐT - Hiện tại, công tác khắc phục giao thông vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Tuyến đường liên xã từ xã Phù Nham lên trung tâm xã Suối Quyền dài 6 km hư hỏng nặng, với 5 điểm đã tạm khắc phục sạt lở nhưng đi lại vẫn rất khó khăn. Các tuyến đường liên thôn bị hư hỏng, sạt lở 28 km với 37 điểm sạt lở khoảng 53.000 m3.

Người dân thôn Vàng Ngần làm cầu tạm trên tuyến đường đến trung tâm xã.
Người dân thôn Vàng Ngần làm cầu tạm trên tuyến đường đến trung tâm xã.

Chúng tôi về xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn sau gần 2 tháng trận lũ lịch sử càn quét để lại hậu quả nặng nề về cơ sở hạ tầng, tài sản và hoa màu của nhân dân. 

Đặc biệt, đường liên xã, liên thôn, cầu cống hư hỏng rất nặng, nhất là cây cầu Cản Táo vào thôn Vàng Ngần, cách trung tâm xã 28 km vừa mới xây dựng cuối năm 2017 với kinh phí 2,5 tỷ đồng đã bị sập; 25 nhà dân, 4 phòng học tại điểm trường Vàng Ngần bị sập hoàn toàn; 12 km kênh mương thủy lợi hư hỏng hoàn toàn. Nghiêm trọng hơn cả là nhiều diện tích đất sản xuất của người dân bị sạt lở rất khó khắc phục gồm: 15 ha ruộng, 140 ha quế từ 4 - 17 năm tuổi cùng nhiều diện tích hoa màu khác, ước tính tổng thiệt hại trên 150 tỷ đồng.

Công tác khắc phục vẫn đang được địa phương tích cực tập trung chỉ đạo. Đồng chí Trịnh Xuân Thành - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, Đảng ủy, chính quyền đã chủ động lãnh đạo nhân dân khắc phục, đảm bảo cuộc sống, lương thực, các nhu yếu phẩm; huy động nhân dân tháo dỡ nhà trong khu vực nguy hiểm; dọn dẹp bùn, đất đá tràn vào nhà, tìm kiếm tài sản bị lũ cuốn; làm các cầu tạm qua khu vực có khe suối sâu; khắc phục tạm thời đường giao thông. Đặc biệt, các hộ mất nhà sau khi được bố trí chỗ ở tạm thời, đến nay, xã đã vận động nhân dân nhường đất, hiến đất, đổi đất bố trí tái định cư cho 25 hộ và đến thời điểm này, các hộ đã dựng xong nhà mới ổn định chỗ ở...”.
 
Hiện tại, công tác khắc phục giao thông vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Tuyến đường liên xã từ xã Phù Nham lên trung tâm xã Suối Quyền dài 6 km hư hỏng nặng, với 5 điểm đã tạm khắc phục sạt lở nhưng đi lại vẫn rất khó khăn. Các tuyến đường liên thôn bị hư hỏng, sạt lở 28 km với 37 điểm sạt lở khoảng 53.000 m3.
 
Trong đó, đoạn từ trung tâm xã đi thôn Vàng Ngần mới chỉ tạm khắc phục để xe công trình đi lại; đường vào Thẩm Có vẫn còn gần 1 km sạt lở chưa khắc phục được. Công tác khôi phục sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn do các tuyến kênh mương, đập đầu nguồn bị hư hỏng hoàn toàn, nên đến nay xã mới tạm khắc phục được 10 ha ruộng.

Trong khó khăn, người Dao ở Suối Quyền đã bộc lộ tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc nhau vượt qua hoạn nạn. Trong đó, ông Đặng Hữu Tài, thôn Vàng Ngần đã nhượng lại 4.000 m2 đất, giúp 2 hộ mất nhà có nơi ở mới; ông Đặng Nho Quan cùng thôn tự nguyện hiến 300 m2 đất; ông Lý Hữu Minh, Lý Kiến Phúc, thôn Suối Bắc hiến gần 550 m2 đất giúp Trường Tiểu học và THCS xã xây dựng nhà bán trú cho học sinh 2 thôn Vàng Ngần và Suối Quyền. Tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Nhiều người dân ít có điều kiện hơn, đã sẵn sàng đổi đất ở những vị trí thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho những hộ nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở đất có nơi ở ổn định.

Thời gian tới, xã Suối Quyền tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất, giao thông; kiểm tra những điểm, nhà ở của các hộ có nguy cơ sạt lở cao để xây dựng phương án phòng, tránh hoặc di dời đến nơi an toàn.  
Anh Dũng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục