Doanh nhân trẻ Yên Bái góp sức xây dựng quê hương

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/11/2018 | 8:04:32 AM

YBĐT - Hội Doanh nhân trẻ (HDNT) tỉnh Yên Bái hiện có 69 hội viên hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng, xây lắp thủy lợi, ngân hàng, cơ khí... 


Dự án “Thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp” trồng cây gáo vàng và nghệ đỏ làm dược liệu của Hờ A Sênh và Hờ A Chở ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên bước đầu phát huy hiệu quả.
Dự án “Thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp” trồng cây gáo vàng và nghệ đỏ làm dược liệu của Hờ A Sênh và Hờ A Chở ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên bước đầu phát huy hiệu quả.


Thời gian qua, Hội đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, doanh nhân (DNDN); hỗ trợ doanh nhân tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác và phát triển; thường xuyên tổ chức cho hội viên tham gia chương trình gặp mặt các doanh nghiệp đầu năm, Chương trình Cafe doanh nhân do UBND tỉnh tổ chức. Qua đó, các hội viên có cơ hội trực tiếp đề xuất với tỉnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 

Cùng với đó, HDNT tỉnh không ngừng đổi mới, sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hướng đến hội viên như: tổ chức cho hội viên đi khảo sát, tìm hiểu thị trường mở rộng kinh doanh hợp tác ở một số nước trên thế giới; tham dự hội nghị xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, giúp hội viên đánh giá được tình hình các mặt hàng doanh nghiệp đang quan tâm và có cơ hội tìm kiếm đối tác đầu tư. 

Các hoạt động này đã góp phần tăng cường hợp tác, liên kết giữa các hội viên, doanh nghiệp trẻ; đồng thời tạo ra các nguồn lực, cơ hội phát triển mới cho hội viên, nâng cao sức mạnh, vị thế của đội ngũ doanh nhân trẻ.

Hàng năm, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hội viên trong Hội đạt trên 4 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 30 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho trên 3 nghìn lao động. 

Đặc biệt, Hội đã xây dựng được 7 dự án khởi nghiệp trên địa bàn các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên và thành phố Yên Bái. Năm 2018, anh Hờ A Sênh và Hờ A Chở ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên được HDNT tỉnh và Tỉnh đoàn Yên Bái giúp đỡ xây dựng Dự án "Thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp”. 

Với số vốn hỗ trợ 300 triệu đồng, Dự án được thực hiện trên diện tích đất hơn 1 ha trồng cây gáo vàng, trồng nghệ đỏ làm dược liệu và chăn nuôi hươu, lợn rừng. Dự án đang mở ra cơ hội thoát nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương cho thanh niên. 

Hờ A Sênh chia sẻ: "Tôi xin cảm ơn HDNT tỉnh và Tỉnh đoàn Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ về vốn, kiến thức khởi nghiệp. Đây là động lực để tôi cố gắng học hỏi xây dựng thành công Dự án. Dự án thành công trước hết là giúp kinh tế gia đình mình bớt khó khăn, sau sẽ giúp các thanh niên trong thôn, trong xã phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo”. 

Cùng với mô hình khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số, thời gian qua, HDNT tỉnh cũng đã triển khai xây dựng nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như mô hình khởi nghiệp cho thanh niên Ngô Xuân Yên tại thôn Huổi Quẻ, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn với diện tích 3 ha trồng cây thiên ngân; mô hình trồng nghệ trên diện tích 2 ha của anh Nguyễn Xuân Thiệu ở xã Đại Phác, huyện Văn Yên; mô hình thanh niên khởi nghiệp trồng rau an toàn do anh Trần Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hội phụ trách... 

Anh Bùi Thanh Dân - Chủ tịch HDNT tỉnh Yên Bái cho biết: "Các dự án, mô hình khởi nghiệp của Hội nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Qua các mô hình khởi nghiệp đã góp phần đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt đã lan tỏa đến các bạn trẻ thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có ý chí vươn lên phát triển kinh tế gia đình”.

Không ngừng phát huy tài năng, trí tuệ, các hội viên HDNT tỉnh đã đoàn kết xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, bền vững. Các doanh nghiệp trẻ của Yên Bái tiếp tục sát cánh tạo mối liên kết chặt chẽ, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 

Hồng Duyên

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục