Trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/11/2018 | 8:02:33 AM

YBĐT - Vụ đông này, hộ chị Phạm Thị Nguyên, thôn Thanh Niên 2, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái lần đầu tiên trồng 1,2 sào khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái hướng dẫn chị Phạm Thị Nguyên cách phủ rơm rạ lên mặt luống trồng khoai tây.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố Yên Bái hướng dẫn chị Phạm Thị Nguyên cách phủ rơm rạ lên mặt luống trồng khoai tây.

Gia đình chị là 1 trong 7 hộ của xã tham gia thực hiện mô hình này. Giống khoai tây Hà Lan do ngân sách xã hỗ trợ 100% kinh phí, trị giá 650.000 đồng/sào, chị đã nhận đủ giống từ giữa tháng 10 và xuống giống cuối tháng 10. Phía gia đình chị đối ứng cho mỗi sào trồng khoai tây gồm: phân chuồng 500 kg, lân supe 20 - 25 kg, đạm ure 10 - 12 kg, kali 7 - 10 kg, 4 sào rạ. 

Chị Nguyên được cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp thành phố tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chuẩn bị giống khoai tây. "Ngày trước ở quê Thái Bình, tôi đã từng trồng khoai tây nên cũng không lạ lẫm. Điều đáng nói là trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu giúp giảm đi nhiều công làm đất lại còn tận dụng được nguồn rơm rạ sau thu hoạch" - chị Nguyên cho biết.

Thu hoạch xong lúa vụ hè thu, chị Nguyên rút hết nước ruộng, khi đất đủ ẩm tiến hành làm đất trồng khoai. Theo cách làm đất mới không cần cày đất vun luống mà chị chỉ tạo rãnh thoát nước rộng 30 cm, sâu 25 cm. Các rãnh cách nhau 1 m theo chiều nghiêng của ruộng, xung quanh ruộng có rãnh thoát nước. Sau đó, chị xới nhẹ lớp đất mặt rồi đặt củ khoai giống lên mặt ruộng theo mật độ 25 x 30 cm. 

Nếu đất còn ướt thì lót một lớp đất bột để đặt khoai giống lên và dùng toàn bộ phân chuồng ủ mục, phân lân trộn đều, bón xung quanh củ khoai giống, phủ 1 lớp đất mỏng, cuối cùng dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ mặt luống một lớp dày khoảng 7 - 10 cm, tưới đủ ẩm cho đến khi cây mọc cao 7 - 10 cm. 

Khi đã xuống giống, chị chăm sóc bình thường, theo dõi, bổ sung rơm rạ để luôn đảm bảo toàn bộ phân bón, củ giống không bị chiếu sáng trực tiếp. 

Chị Nguyên tính cụ thể là trồng khoai tây theo phương pháp làm đất truyền thống tốn gần 10 công mỗi sào nhưng làm đất tối thiểu chỉ cần 3 công. Nhà neo người nên chị thấy trồng khoai tây theo cách mới phù hợp với điều kiện của mình. 

Chị Nguyên hy vọng: "Tôi mong thời tiết thuận hòa để vụ khoai tây này cho kết quả tốt. Nếu được như vậy thì vụ sau, tôi sẽ đi mượn đất để mở rộng diện tích. Trước mắt, tôi tập trung thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để chăm sóc cây khoai tây phát triển tốt". 

 Nguyễn Thơm

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục