Yên Bái: Triển vọng phát triển hợp tác xã liên kết sản xuất

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/11/2018 | 10:47:12 AM

YBĐT - Liên kết đầu tư phát triển sản xuất từ đầu vào đến đầu ra để giải quyết khó khăn giữa hộ thành viên - hợp tác xã (HTX) - doanh nghiệp, góp phần tối đa hóa giá trị sản phẩm và đảm bảo lợi ích của các bên. Nhanh chóng bắt nhịp xu thế này, ngày càng có nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát triển lớn mạnh.

Dán nhãn sản phẩm dầu lạc tại HTX Thái Sơn, huyện Lục Yên.
Dán nhãn sản phẩm dầu lạc tại HTX Thái Sơn, huyện Lục Yên.

HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (Văn Chấn), HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành và HTX 6/12 Đào Thịnh (Trấn Yên) là những mô hình đầu tiên thực hiện liên kết sản xuất theo ngành hàng trên địa bàn tỉnh. HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành hoạt động ngày càng hiệu quả nhờ liên kết với Công ty cổ phần Yên Thành thông qua hợp đồng kinh tế giữa HTX - doanh nghiệp, phân chia trách nhiệm các bên trong quy trình trồng, thu mua, phân loại, sơ chế, chế biến sâu, xuất khẩu sản phẩm măng tre Bát độ. 

Quá trình lớn mạnh của HTX đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho đồng bào các dân tộc địa phương. HTX 6/12 Đào Thịnh và HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm (Văn Yên) cùng nhau tạo ra một chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tinh dầu quế, nâng cao giá trị cây quế lên 40% so với trước đây bởi tận dụng, khai thác triệt để nguồn nguyên liệu. 

Liên kết giữa HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận với Công ty TNHH Hưng Thịnh (Trấn Yên), HTX Trường Xuân và HTX Tân Hương (Yên Bình) đã tạo nên thành công trong trồng, chăm sóc, chế biến chè đen đảm bảo tiêu chuẩn Rainforest Alliance (RA) của Anh quốc, xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nga, Nhật Bản... 

Các mô hình đã phát huy được khả năng hợp tác từ hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, cung cấp nguyên liệu đầu vào, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm đã tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho hộ thành viên.

Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của HTX trong việc liên kết các nông hộ tham gia sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn với những sản phẩm thế mạnh, chủ lực của tỉnh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Khi HTX đứng ở vị trí chủ đạo cung ứng vật tư, chế biến, tiếp thị và bao tiêu sản phẩm đã hình thành mối quan hệ khép kín, giúp người nông dân yên tâm sản xuất và sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao.

Xu thế hội nhập mạnh mẽ cùng với sức lan tỏa từ các mô hình đầu tiên, Yên Bái ngày càng có nhiều HTX hoạt động theo mô hình liên doanh, liên kết. Nổi bật là HTX Thanh niên Q&C (Văn Yên) của nhóm bạn trẻ khởi nghiệp với mô hình mới ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau, củ, quả theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch. Q&C nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng nông sản an toàn cho thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu hàng năm ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động có thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. HTX cũng thực hiện liên kết với HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Phú Đạt để đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Ở huyện Lục Yên, HTX Thái Sơn là đơn vị chuyên cung ứng giống cây trồng các loại. HTX đã thực hiện liên kết với Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái, Công ty cổ phần Thân Yến (Phú Thọ) cung ứng các loại phân bón cho cây ăn quả có múi, cây nông nghiệp. Hai năm trước, HTX nghiên cứu, đầu tư dây chuyền ép dầu thực vật và hợp đồng thu mua toàn bộ nguyên liệu lạc, vừng, đậu tương cho nhân dân địa phương. Hoạt động hiệu quả nên HTX tạo việc làm cho 10 lao động có thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. 

Ngoài ra, đã xuất hiện các mô hình HTX chuyên sản xuất rau, củ, quả an toàn như: HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Phú Đạt (Văn Yên), HTX Rau an toàn Tiến Đạt, HTX Rau an toàn Tuy Lộc (thành phố Yên Bái…

Sự xuất hiện, duy trì hoạt động và ngày càng phát triển của các HTX theo hướng liên kết sản xuất nhờếu tố gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định cho thành viên, người lao động.

 Liên kết sản xuất là cần thiết để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Đặc biệt, việc coi trọng và đảm bảo hài hòa lợi ích các bên trong quá trình liên kết sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng duy trì, thúc đẩy liên kết bền vững, giúp nhau cùng phát triển.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục