Bảo hiểm trong hoạt động ngân hàng: Đôi bên cùng hưởng lợi

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/11/2018 | 10:29:04 AM

YBĐT - Phần lớn người dân hiện nay chỉ biết đến các loại hình bảo hiểm nhân thọ với các tập đoàn, tổng công ty lớn mà chưa biết nhiều đến các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực ngân hàng như bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm tiền vay, là hoạt động nhằm bảo toàn các khoản tiền gửi hoặc vay qua ngân hàng của người dân.


Lĩnh vực bảo hiểm ngày càng phát triển, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện đại, góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nói chung.

Thực tế cho thấy, phần lớn người dân chỉ biết đến các loại hình bảo hiểm nhân thọ với các tập đoàn, tổng công ty lớn như: AIA, Prudential, Dai-ichi, Bảo Việt hay bảo hiểm tài sản như Bảo Minh, Pjico, Bảo Việt... mà chưa biết nhiều đến các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực ngân hàng như bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm tiền vay. 

Bằng chứng là rất nhiều người gửi tiền tiết kiệm đã và đang lo lắng rằng không may ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nơi mình gửi tiền bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì mình sẽ mất luôn khoản tiền mà mình đã gửi. Cũng do chưa hiểu, chưa nắm rõ về loại hình bảo hiểm tiền vay, người đi vay không mua loại bảo hiểm này nên tới khi không may rủi ro đã không được công ty bảo hiểm chia sẻ, gánh vác số nợ phải trả. 

Ông Bùi Trung Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Yên Bái cho biết, bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. 

Người được bảo hiểm là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân. 

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. 

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

"Trong thực tế, mục đích cụ thể của mỗi hệ thống bảo hiểm tiền gửi có khác nhau nhưng tựu chung đều nhằm đạt được mục tiêu sau: bảo vệ số đông người gửi tiền, đối tượng có tiền gửi ít hạn chế trong tiếp cận thông tin về quản trị, điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức huy động tiền gửi; góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định và tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng, tránh đổ vỡ ngân hàng; góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau và quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người gửi tiền, tổ chức tài chính, Chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có tổ chức tín dụng đổ bể. 

Theo quy định của Nhà nước, 100% các khoản tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn (bao gồm các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân) đều đã mua bảo hiểm đầy đủ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều hoạt động an toàn và hiệu quả với sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, ngay cả khi lâm vào tình trạng phá sản thì mọi khoản tiền tiết kiệm vẫn được tổ chức bảo hiểm của Nhà nước bảo vệ (chi trả đầy đủ), vì vậy người dân hoàn toàn có thể yên tâm với khoản tiền gửi của mình” - ông Bùi Trung Thu cho biết thêm.

Bên cạnh loại hình bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm tiền vay. Đó là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay vốn của mình tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Pháp luật về ngân hàng không có bất cứ quy định nào bắt buộc người đi vay phải mua bảo hiểm tiền vay, việc khách hàng có mua thêm bảo hiểm tín dụng cho khoản vay của họ là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Tuy nhiên, bản chất của "bảo hiểm tiền vay”  là  sản phẩm của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp cho hoạt động tín dụng (thế chấp và tín chấp). 

Đơn vị cho vay là các ngân hàng hay tổ chức tài chính không hề thu số tiền này. Trong trường hợp người vay gặp rủi ro như tai nạn, tử vong hay thương tật vĩnh viễn, phía bảo hiểm sẽ đứng ra trả toàn bộ số nợ vay cho ngân hàng. 

Thấy rõ lợi ích của bảo hiểm tiền vay, trong những năm qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đều chỉ đạo các cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm tiền vay. Đồng thời, phối hợp với các công ty bảo hiểm ngân hàng như ABIC, BIC, Bảo Ngân... để triển khai các gói bảo hiểm cũng như giải quyết nhanh, đầy đủ quyền lợi cho khách hàng. 

Theo bà Trịnh Thu Dung – Giám đốc Phòng Giao dịch Nam Cường của BIDV Yên Bái: "Qua những lần Công ty Bảo hiểm BIC bồi thường cho khách hàng gặp rủi ro, cụ thể là trả toàn bộ khoản vay cho khách hàng, người dân đã ngày càng hiểu hơn về loại hình dịch vụ tài chính này. Bảo hiểm tiền vay cũng giúp chúng tôi hạn chế được những khoản nợ xấu, khó đòi, phát sinh trong quá trình hoạt động”. 

Ông Trần Anh Thắng – Trưởng phòng Kinh doanh khu vực Yên Bái của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ABIC) cho biết: "Đến thời điểm hiện tại đã có trên 22.000 khách hàng vay vốn từ Agribank Yên Bái tham gia gói bảo hiểm bảo an tín dụng. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã chi trả cho 65 khách hàng gặp rủi ro với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng”.

Như vậy, bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm tiền vay là những hoạt động dịch vụ tài chính đã và đang được triển khai rộng rãi đảm bảo sự ổn định và phát triển nói chung, mang lại lợi ích rõ nét cho cả phía ngân hàng và khách hàng của họ. Từ thực tiễn cho thấy, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính cần chú trọng hơn nữa đến công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình, nhằm tạo ra một thị trường tài chính, tiền tệ lành mạnh, ổn định và phát triển.

Lê Phiên

Các tin khác
Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN tỉnh kiểm định cân được sử dụng trong mua bán tại chợ Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Từ năm 2024, bên cạnh việc kiểm định các phương tiện đo: công tơ điện, cân ô tô, thiết bị X quang… các loại cân (phương tiện đo nhóm 2) tại chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin và khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh kiểm định thường xuyên, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục