Nhiều điểm mới về sử dụng hóa đơn điện tử

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/11/2018 | 8:25:13 AM

YBĐT - Ngày 12/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. 

Lãnh đạo Cục Thuế triển khai nhiệm vụ thu ngân sách hai tháng cuối năm.
Lãnh đạo Cục Thuế triển khai nhiệm vụ thu ngân sách hai tháng cuối năm.

Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện HĐĐT, HĐĐT có mã của cơ quan thuế chậm nhất là 01/11/2020. 

Như vậy trong giai đoạn chuyển tiếp, nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thông báo phát hành HĐĐT không có mã hoặc đăng ký HĐĐT có mã của cơ quan thuế trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng.

 Cũng như vậy, hóa đơn giấy thông báo trước thời hạn này cũng được sử dụng nhưng thời hạn tối đa là tới ngày 31/10/2020. 

Trong khoảng thời gian 2 năm này, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy thì phải gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng tờ khai thuế để cơ quan thuế đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu hóa đơn... Nhưng cơ sở kinh doanh mới thành lập trong 2 năm này chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế. 

Tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) sử dụng phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng phiếu thu tiền tối đa đến ngày 31/10/2020 và chuyển đổi sang HĐĐT từ ngày 1/11/2020. 

Việc sử dụng HĐĐT khi bán hàng hoá, dịch vụ sẽ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hoá, dịch vụ (trong khi đó, hoá đơn giấy không bắt buộc xuất hoá đơn từ 200.000 đồng trở xuống). Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc từ 10 tỷ đồng trở lên lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Hộ, cá nhân kinh doanh khác thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

Một quy định khác cần phải thực hiện là kể từ thời điểm sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, phải hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có). Nghị định 119 cũng cho phép HĐĐT hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy. Việc chuyển đổi phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của HĐĐT và chứng từ giấy. 

Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng HĐĐT, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. 

HĐĐT có sai sót phải hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi hoặc chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót phải thông báo ngay với cơ quan thuế để hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế. 

Đó là doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử...

Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh: 

"Sau khi có Nghị định 119 ngày 12/9/2018, ngành đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi hơn về các nội dung của NĐ, thời gian bắt buộc phải thực hiện, hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có quá trình chuẩn bị cần thiết, khi áp dụng không bị lúng túng, sai sót. HĐĐT có rất nhiều lợi ích. Cùng với khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, HĐĐT sẽ góp phần quan trọng đẩy nhanh hơn nữa quá trình hiện đại hóa ngành thuế, tích cực cải cách hành chính, bảo đảm sự nhanh chóng, thuận tiện cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nắm vững hơn nữa về HĐĐT và hợp tác chặt chẽ với ngành thuế để thực hiện đúng các quy định của NĐ 119”.


Quang Thiều

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục