Yên Bái: Khó khăn giải thể các hợp tác xã yếu kém

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/11/2018 | 8:17:39 AM

YBĐT - 44 hợp tác xã (HTX) chỉ tồn tại trên danh nghĩa, còn thực chất ngừng hoạt động từ lâu; tuy nhiên, việc giải thể đang gặp những khó khăn nhất định. 

Chế biến tinh dầu quế tại HTX 6/12 xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.
Chế biến tinh dầu quế tại HTX 6/12 xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.


Sau 5 năm triển khai và thực hiện Luật HTX năm 2012 đến nay, nhiều mô hình HTX kiểu mới bắt đầu hình thành và khắc phục những hạn chế, yếu kém của HTX kiểu cũ. 

Hiện, toàn tỉnh có 316 HTX. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh. Tính riêng năm 2017, doanh thu của các HTX đạt 1.635 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 29,7 tỷ đồng. 

Các HTX giải quyết việc làm thường xuyên cho 7.200 lao động, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình HTX kiểu mới được hình thành đã tạo được sự liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm như HTX 6/12 Đào Thịnh, HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, huyện Trấn Yên; HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, huyện Văn Chấn. 

Bên cạnh các HTX đóng vai trò "bà đỡ” cho kinh tế hộ nông dân phát triển thì không ít HTX làm ăn kém hiệu quả, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, hiện toàn tỉnh còn 44 HTX đã ngừng hoạt động nhưng vẫn chưa thể giải thể (GT). 

Việc GT các HTX này vẫn đang gặp nhiều vướng mắc. Nguyên nhân do nhiều HTX đã ngừng hoạt động từ lâu, không xác định được thành viên HTX, các thành viên không còn ở địa phương; hồ sơ, con dấu bị thất lạc; một số thành viên HTX không muốn GT HTX nên không hợp tác với cơ quan chức năng và cán bộ tư vấn, hỗ trợ… 

Các HTX kiểu cũ còn tồn đọng các vấn đề xác định giá trị tài sản, vốn góp của thành viên; tài sản từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức; HTX nợ tiền thành viên, sổ sách và tài chính không rõ ràng, dẫn tới tình trạng chậm GT. 

Một khó khăn nữa ảnh hưởng đến quá trình GT là do thiếu một số quy định Nhà nước về hướng dẫn thủ tục đăng ký chuyển đổi HTX sang doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý HTX tại các địa phương chưa tích cực vào cuộc, việc thực hiện chế tài xử lý đối với các HTX không thực hiện tổ chức lại, hoặc GT theo Luật HTX năm 2012. 

Để đẩy nhanh tiến độ GT các HTX kém hiệu quả, hoạt động cầm chừng, Liên minh HTX tỉnh đề nghị các địa phương quan tâm rà soát, đánh giá thực trạng công nợ, tài sản, tổ chức bộ máy của các HTX; trong đó, Liên minh HTX tỉnh đã đề ra các giải pháp xóa tên các HTX "hữu danh vô thực này”. 

Cụ thể, đối với các HTX còn nợ thuế, Liên minh HTX đề nghị ngành thuế tiến hành rà soát khoản nợ các HTX, đề xuất phương án giải quyết nợ thuế theo quy định của ngành. 

Đối với các HTX còn nợ các tổ chức, cá nhân, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã thành lập tổ thu hồi công nợ, tiến hành thống kê và thông báo cho các thành viên đăng ký trả nợ; đồng thời, tổ chức đôn đốc thu hồi nợ cùng ban quản trị HTX; phối hợp với các tổ chức tín dụng nghiên cứu, xem xét có phương án xóa nợ theo quy định. 

Với các HTX đang kiện toàn bộ máy, có nhu cầu tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX 2012, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các huyện tư vấn, hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012; tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức của HTX, cũng như định hướng, hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng đơn vị theo hướng chuyển dịch, cơ cấu lại ngành nghề hoạt động, sản xuất căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội và lợi thế của từng địa phương, từng HTX, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Tuy nhiên, ngoài vai trò của Liên minh HTX tỉnh, rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong việc mạnh tay, kiên quyết giải thể các HTX yếu kém. 

Qua rà soát của Liên minh HTX tỉnh, hiện còn 21 HTX còn vướng mắc về việc xử lý tài sản, một số HTX ban quản trị, thành viên HTX không có mặt tại địa phương;

29 HTX ngừng hoạt động còn nợ đọng thuế và nợ tổ chức khác. 


Văn Thông

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục