Giống ngô lai chịu hạn LVN17 và LVN092 cho năng suất cao tại Trạm Tấu và Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 8/12/2018 | 2:41:55 PM

YBĐT - Giống ngô lai chịu hạn LVN17 và LVN092 là hai trong 6 giống ngô lai triển vọng cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh thái của hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Văn Chấn.

Các đại biểu cùng bà con tham quan mô hình trình diễn giống ngô lai chịu hạn LVN17 và LVN092 tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
Các đại biểu cùng bà con tham quan mô hình trình diễn giống ngô lai chịu hạn LVN17 và LVN092 tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.

Sau 1 năm triển khai trồng thử nghiệm hai giống ngô lai chịu hạn LVN17, LVN092 tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu và xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, mới đây, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông đã tổ chức Hội nghị trình diễn và báo cáo kết quả Đề tài khoa học nghiên cứu khả năng thích ứng của 6 giống ngô lai chịu hạn có năng suất tại hai huyện Trạm Tấu và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Theo báo cáo của Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, hai giống ngô lai chịu hạn LVN17 và LVN092 được trồng thử nghiệm với diện tích 1ha/huyện, thời vụ thu đông 2018 đạt năng suất trung bình 6,5 tấn/ha. 

Hầu hết các giống sinh trưởng, phát triển tốt; mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ; lá vẫn còn xanh khi thu hoạch giúp bà con tận dụng tốt cho chăn nuôi gia súc… 

So sánh với các giống khác ngoài mô hình cùng mức đầu tư thâm canh thì hai giống ngô lai chịu hạn này cho năng suất cao hơn từ 1,5 - 2,3 tấn/ha. Với giá bán khoảng 5.000 đồng/kg thì lãi thuần cao hơn so với ngô ngoài mô hình từ 7,5 - 11 triệu đồng/ha.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn và cơ quan chuyên môn cùng đại diện bà con các xã tham gia trồng thử nghiệm… đã ghi nhận và đánh giá cao hiệu quả của hai giống ngô lai chịu hạn LVN17 và LVN092. 

Lãnh đạo UBND các huyện Trạm Tấu và Văn Chấn cho biết, để có thể đưa hai giống lúa lai chịu hạn mới này vào thực tế, sản xuất đại trà tại địa phương, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông cần tiếp tục tiến hành khảo nghiệm, thực hiện, đánh giá kết quả, năng suất của hai giống ngô mới này một cách chính xác, đồng đều và thực hiện ít nhất thêm 3 vụ nữa. 

Đồng thời, UBND hai huyện nhất trí tạo điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, con người… để Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông thực hiện Đề tài, giúp đỡ bà con am hiểu hơn về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, được tiếp cận với các giống cây trồng mới, hiệu quả, cho năng suất cao trong tương lai.

Mai Linh

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục