Mù Cang Chải chủ động giữ rừng mùa khô

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/12/2018 | 10:58:26 AM

YBĐT - Huyện Mù Cang Chải có gần 81.000 ha đất có rừng, trong đó, trên 60.000 ha rừng tự nhiên, 20.240 ha rừng trồng. Do địa hình núi cao, hiểm trở, dân cư thưa thớt, phân bố không đều, tập quán canh tác mang tính tự phát nên mùa khô hanh, nguy cơ cháy rừng rất đáng lo ngại.

Được đánh giá là một trong những xã thực hiện tốt QLBVR - PCCCR, bước vào mùa khô hanh năm 2018 - 2019, xã Dế Xu Phình đã xây dựng phương án, xác định những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để phối hợp với cán bộ kiểm lâm tổ chức cho nhân dân 6 bản ký cam kết bảo vệ rừng; đồng thời, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật QLBVR tới nhân dân. 

Ông Giàng A Sầu - Chủ tịch UBND xã Dế Xu Phình cho biết: "Để chủ động quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), xã đã chỉ đạo các trưởng bản phối hợp với kiểm lâm địa bàn vận động, tuyên truyền nhân dân không phát rừng làm nương rẫy, nghiêm cấm phá rừng, đốt rừng làm nương. Những nơi canh tác gần rừng phòng hộ, xã chỉ đạo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định canh tác và nếu có đốt nương phải báo với thôn, kiểm lâm địa bàn để có phương án xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu". 

Với phương châm "Phòng cháy là chủ đạo, chữa cháy phải kịp thời" và "4 tại chỗ", bước vào mùa khô hanh năm 2018 - 2019, huyện đã xây dựng kế hoạch tăng cường QLBVR và PCCCR. 

Thực hiện công tác QLBVR - PCCCR, ngay từ đầu mùa khô 2018 - 2019, Huyện ủy Mù Cang Chải đã ra chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong PCCCR. UBND huyện cũng ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác PCCCR; xây dựng nội quy quy định về PCCCR trên địa bàn huyện; chỉ đạo kiện toàn 16 Ban Chỉ huy PCCCR các xã, thị trấn và các đơn vị chủ rừng; tổ chức cho người dân các thôn, bản học tập các tài liệu, quy định về QLBVR - PCCCR tại 14 xã, thị trấn, ký cam kết QLBVR và PCCCR đến từng hộ tại 121 bản; huy động người dân ở các xã trong mùa khô hanh lập thêm 34 chòi, lán canh lửa, nâng tổng số các chòi canh lửa toàn huyện là 95 chòi tại các điểm cao để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh.

Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Mù Cang Chải cho biết: huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến thời tiết và kịp thời thông báo, cảnh báo cấp dự báo cháy rừng để mọi người dân thực hiện; tăng cường kiểm tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản, chính sách của trung ương, địa phương về PCCCR cho nhân dân được biết và thực hiện. 

Vào thời điểm khô hanh, phải duy trì thường trực 24/24 giờ tại các chòi canh lửa và trụ sở UBND các xã, thị trấn. Khi xảy ra cháy rừng trên địa bàn xã, bản, chủ tịch UBND xã phải tổ chức huy động lực lượng, phương tiện, công cụ tại chỗ dập tắt không để cháy lan và khi đám cháy vượt quá tầm kiểm soát phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của huyện để huy động lực lượng ứng cứu kịp thời.

Dự báo, mùa khô hanh năm 2018 - 2019 thời tiết sẽ diễn biến phức tạp; hạn hán đến sớm, kéo dài trên diện rộng. Do đó, để chủ động thực hiện phương án QLBVR - PCCCR có hiệu quả, huyện Mù Cang Chải cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền để người dân hiểu được trách nhiệm của mình trong QLBVR và PCCCR hiệu quả nhất.                                                                                                                  
 Thanh Tân

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục