Cựu chiến binh Yên Bình thi đua làm kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/1/2019 | 10:53:29 AM

YênBái - Hiện nay, huyện Yên Bình có 26 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 6 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác xã, 5 trang trại và 109 gia trại do cựu chiến binh làm chủ.

Hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình tổ chức tham quan các mô hình phát triển kinh tế đồi rừng.
Hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình tổ chức tham quan các mô hình phát triển kinh tế đồi rừng.

Đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thắng hội viên Hội CCB xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, được biết, năm 1989 sau khi được phục viên ông đã bươn trải bằng nhiều nghề nhưng cuộc sống gia đình vẫn nghèo khó. 

Sau này, nhận thấy nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng của người dân ngày càng tăng, ông đã mạnh dạn vay vốn xây dựng nhà xưởng để kinh doanh mặt hàng này. Sau nhiều năm phấn đấu, cửa hàng của ông đã phát triển ổn định. 

Hiện tại, cửa hàng đang bán trên 200 mặt hàng vật liệu xây dựng: sắt thép, xi măng, gạch ốp lát, tôn, gạch... và tạo việc làm ổn định cho 8 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, doanh thu đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm. 

Ông Nguyễn Văn Thắng chia sẻ: "Khó khăn nhất của gia đình tôi lúc ban đầu là thiếu vốn. Khi được tiếp cận với nguồn vốn vay thì cửa hàng mới phát triển lên được. Thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh để tăng thêm thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương”.

Ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, các CCB cũng luôn phát huy tốt tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Hiện, Hội CCB xã có 215 hội viên thì có trên 100 hội viên có mức sống khá giả. Nhiều hội viên đã biết khai thác thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập. 

Điển hình như CCB Nông Văn An ở Chi hội thôn Ngòi Lũng với mô hình kinh tế tổng hợp (vườn - ao - chuồng - rừng) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện tại, gia đình ông An có trên 5 ha rừng, chủ yếu là quế, keo, bồ đề, 3 ao nuôi cá. Cùng đó, ông còn tích cực phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt... để tận dụng tiềm năng sẵn có và tăng thêm thu nhập. 

Hội CCB huyện Yên Bình hiện có 5.615 hội viên tại 27 cơ sở hội. Để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, những năm qua Hội CCB huyện đã làm tốt việc nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giúp hội viên vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ đạt 76,9 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, nhiều hội viên đã có điều kiện đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế. 

Ngoài ra, Hội còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức mở nhiều lớp chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho hội viên; thường xuyên tổ chức giao lưu, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế. 

Với sự quan tâm, hỗ trợ của Hội, nhiều hội viên đã vươn lên trong phát triển kinh tế và trở thành những doanh nhân thành đạt trong phát triển kinh tế. Hiện nay, huyện Yên Bình có 26 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 6 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác xã, 5 trang trại và 109 gia trại do CCB làm chủ đang làm ăn có hiệu quả. 

Từ những mô hình này, không chỉ giúp hội viên có thu nhập mà còn tạo được việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động nông thôn. Bằng sự nỗ lực, tự vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của hội viên CCB huyện Yên Bình ngày càng được cải thiện. 

Hiện nay, số gia đình hội viên có cuộc sống khá, giàu là 3.230 hộ, chiếm 58% tổng số hội viên trong toàn Hội; số hộ nghèo chỉ còn 455 hộ, chiếm trên 8%. Năm 2018, số hội viên CCB đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp là trên 1.770 hội viên. 

Ông Phan Long Định - Chủ tịch Hội CCB huyện Yên Bình cho biết: "Chúng tôi đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, nên thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tích cực chuyển dịch cơ cấu, cây trồng, vật nuôi để nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả”.

Từ phong trào CCB thi đua sản xuất giỏi, đã góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó tình đồng chí, đồng đội, thúc đẩy các hoạt động nghĩa tình, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau ở các cấp hội CCB trong huyện ngày càng hiệu quả. 

Vàng Mai

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Sau gần 1 tháng xuất hiện ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) đầu tiên trên đàn lợn ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, đến nay tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan ra diện rộng.

Nông dân xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Toàn tỉnh hiện có 3.248 công trình thủy lợi; trong đó, có 160 hồ chứa, 22 trạm bơm, 3.066 đập dâng gồm 1.055 đập dâng đã được kiên cố, còn lại 2.011 là đầu mối tạm. 

Vườn cam chất lượng cao của hộ gia đình ông Lý Hữu Chính, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn được đầu tư bằng nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương.

Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm chỉ đạo sát sao tới việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) và thực hiện việc chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 

Những con đường mới mở từ "Quỹ xây dựng nông thôn mới” đã và sẽ góp phần quan trọng phục vụ dân sinh, khai thác tiềm năng , thế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo động lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục