Kinh tế tư nhân - động lực của nền kinh tế Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/2/2019 | 2:02:28 PM

YênBái - Kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ, đang trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Hết tháng 12/2018, toàn tỉnh có 1.938 doanh nghiệp; hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề nông lâm nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ... 

Sản phẩm măng của Công ty cổ phần Yên Thành được xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản, Đài Loan.
Sản phẩm măng của Công ty cổ phần Yên Thành được xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản, Đài Loan.

Được thành lập từ năm 2005, với ngành nghề chính là sản xuất chế biến nông lâm sản, trải qua bao thăng trầm, từ một doanh nghiệp nhỏ, bằng chiến lược phát triển đúng đắn, khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường, Công ty cổ phần Yên Thành đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Hàng năm, Công ty cung cấp cho thị trường trên 10.000 m3 gỗ thành phẩm; sản xuất trên 2.000 tấn măng tre các loại. 

Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cho biết: trong quá trình sản xuất, kinh doanh, mặc dù là doanh nghiệp tư nhân, nhưng Công ty luôn hướng tới sự phát triển chung, sản phẩm chủ lực của tỉnh như măng tre Bát độ. Hiện, sản phẩm măng của Công ty đã được xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Doanh thu hàng năm đạt trên 80 tỷ đồng, nộp ngân sách 1,2 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho hơn 200 công nhân với mức lương trung bình từ 5,5 triệu đồng/người/tháng. 

Từng là doanh nghiệp Nhà nước, Nhà máy Sứ Hoàng Liên Sơn ban đầu chỉ sản xuất được 300 tấn sứ cách điện và 300 tấn sứ dân dụng phục vụ nhu cầu dân sinh và lúc cao điểm nhất trước khi cổ phần là 1.750 tấn sứ cách điện/năm. Sau cổ phần hóa chuyển thành Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, đến nay, bình quân mỗi năm doanh nghiệp đã cung cấp ra thị trường trên 3.000 tấn sản phẩm sứ cách điện, doanh thu đạt trên 95 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 11 tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Thanh Hà - Tổng Giám đốc Công ty cho biết: trong 3 năm từ 2016 -  2018, Công ty đã đóng nộp ngân sách Nhà nước trên 33 tỷ đồng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn của nền kinh tế thị trường, nhưng hiện tại Công ty đang có những bước cải tiến, bước đi vững chắc để khi vào sân chơi hội nhập sẽ không bị loại khỏi cuộc chơi, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động. 

Có thể khẳng định, cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (KTTN) những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ, đang trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Hết tháng 12/2018, toàn tỉnh có 1.938 doanh nghiệp; trong đó, có 1.117 công ty TNHH, 434 công ty cổ phần, 349 doanh nghiệp tư nhân… hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề: nông lâm nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ... 

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới hàng năm tăng. 

Cụ thể, năm 2016 số doanh nghiệp thành lập mới được 189 doanh nghiệp thì năm 2017 có 212 doanh nghiệp; kết thúc năm 2018 đã có 249 doanh nghiệp thành lập mới. 

Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã thu hút được 100 dự án đầu tư trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch... với vốn đăng ký trên 28.900 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cả giai đoạn 2011 - 2015. 

Hàng năm, khối KTTN đã nộp ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, thu hút và tạo việc làm cho gần 51.000 ngàn lao động với mức thu nhập bình quân đạt gần 5 triệu đồng/người/tháng. 

Đồng chí Trần Thanh Sơn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh khẳng định: vai trò của KTTN ngày càng được nâng lên và đã trở thành nòng cốt của nền kinh tế. Điều này, được thể hiện qua việc hàng năm KTTN đóng góp trên 20% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh và 20% tổng thu cân đối ngân sách. Đặc biệt, vốn đầu tư của KTTN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư phát triển và có xu hướng tăng.

Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII tiếp tục xác định phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tiếp tục mở lối cho KTTN phát triển, tỉnh Yên Bái đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, tăng cường các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, có doanh nghiệp tư nhân, thông qua các chính sách hỗ trợ về lãi suất, ưu đãi thuế, đất đai, giải phóng mặt bằng, ưu tiên thu hút doanh nghiệp có năng lực về vốn, công nghệ, nhân lực có khả năng chế biến sâu, chế biến bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người sản xuất… phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có hơn 2.300 doanh nghiệp, đóng góp ngân sách đạt khoảng 45% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Hà Tĩnh 

Tags Yên Thành Kinh tế tư nhân Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) doanh nghiệp

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục