Các phương án phòng chống dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2019 | 8:55:56 AM

Trước khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở nước ta, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã xây dựng 2 phương án phòng chống dịch bệnh.

Các phương án này khá cụ thể đối với từng phạm vị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Đối với trường hợp dịch diễn ra trong phạm vi hẹp, các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc chợ, điểm buôn bán lợn… cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh.

- Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề.

- Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh.

- Tiến hành khoanh vùng ổ dịch, tiêu độc khử trùng, dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn...

Đối với trường hợp dịch diễn ra trên diện rộng cấp xã, cấp huyện và hoặc toàn tỉnh cần thực hiện các biện pháp:

- Tiêu hủy, tăng cường tiêu độc khử trùng…

- Khoanh vùng, xử lý ổ dịch, vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

- Trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

- Trong phạm vi 10km xung quanh ổ dịch, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 1 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch.

(Theo VTV)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục