Mù Cang Chải giữ vững chất lượng tín dụng

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/3/2019 | 8:07:44 AM

YênBái -

Năm 2018, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải được NHCSXH Việt Nam tặng giấy khen vì đã có thành tích giữ vững chất lượng tín dụng, không phát sinh nợ quá hạn. 


Mù Cang Chải là một trong 64 huyện nghèo của cả nước. Toàn huyện có 13 xã, 1 thị trấn, với 98 thôn, bản, tổ dân phố và đồng bào Mông chiếm trên 91% dân số; số hộ toàn huyện là 11.712 hộ; trong đó, có 6.051 hộ nghèo và 1.895 hộ cận nghèo. 

Nhờ các chính sách của Nhà nước, công cuộc giảm nghèo thời gian qua đã làm thay đổi căn bản bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của huyện, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. 

Xác định tín dụng chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, chính sách tín dụng ưu đãi được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải triển khai bài bản trên địa bàn huyện và luôn nhận được sự quan tâm phối hợp chỉ đạo, triển khai của chính quyền các cấp, các ngành có liên quan. 

Với 14 điểm giao dịch và 188 tổ tiết kiệm & vay vốn (TK&VV) phủ kín trên khắp các thôn, bản tại các xã, thị trấn trong huyện. Nguồn vốn tăng trưởng của NHCSXH chủ yếu tập trung vào những hoạt động trọng tâm để tạo điều kiện tốt nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. 

Qua đó, năm 2018, hoạt động của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện đạt trên 227 tỷ đồng, tăng 30.547 triệu đồng so với năm 2017; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt 15,5%. 

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải là một trong những đơn vị tiêu biểu của hệ thống NHCSXH giữ vững chất lượng tín dụng trong năm vì không có nợ quá hạn phát sinh. 

Gia đình chị Thào Thị Mỷ ở bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt là một điển hình trong số rất nhiều hộ trên địa bàn huyện đã phát huy hiệu quả vốn vay từ NHCSXH để vươn lên thoát nghèo từ nhiều năm nay. Nhận thấy lợi thế kinh tế tại địa phương, chị Mỷ mạnh dạn vay vốn từ NHCSXH huyện để đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp.

Sau nhiều lần vay, trả gốc, lãi đúng kỳ hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đến nay, gia đình chị Mỷ đã trả hết nợ ngân hàng, thoát khỏi diện hộ nghèo và còn giữ lại được nguồn vốn phát triển kinh tế bằng 12 con trâu, bò, hơn 20 con dê và luôn duy trì đàn lợn gần 30 con. 

Chị Mỷ chia sẻ: "Ở địa phương, cây cỏ làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò, dê nhiều lắm! Quan trọng là mình phải làm chuồng trại sạch sẽ và biết cách chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ theo yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ thú y. Đặc biệt, phải làm tốt việc phòng chống rét cho đàn gia súc và phải có nguồn thức ăn thô dự phòng trong mùa đông”. 

Ông Bùi Văn Hóa - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải cho biết: "Nhiều năm qua, NHCSXH huyện bố trí tổ giao dịch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và chính quyền làm việc trực tiếp tại xã để giải ngân, thu nợ, thu lãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kịp thời vay được vốn. 

Thông qua đó, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng vay vốn của hộ nghèo và giám sát sử dụng nguồn vốn vay. Từ đó, thường xuyên nhắc nhở bà con trong việc sử dụng đồng vốn chính sách có hiệu quả hơn. Để củng cố kiện toàn tổ TK&VV. Đồng thời, nâng cao trình độ, nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong việc nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong năm 2018, Phòng Giao dịch NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức hội, mở 20 lớp tập huấn cho 562 cán bộ hội, thành viên ban quản lý tổ TK&VV, cán bộ ban giảm nghèo các xã và trưởng thôn, bản”. 

Nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng; nợ đến hạn và gần đến hạn được theo dõi chi tiết theo từng tổ TK&VV đã đưa nguồn tín dụng ưu đãi trực tiếp trợ giúp cuộc sống của hàng nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Mù Cang Chải dần ổn định, góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương. 

 Vũ Đồng

Tags Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục