Mồ Dề phát triển chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/3/2019 | 8:12:27 AM

YênBái - Thời gian tới, xã Mồ Dề tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát huy thế mạnh từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã giảm 8,32%.

Mô hình chăn nuôi của gia đình chị Vàng Thị Cầu có hiệu quả cao.
Mô hình chăn nuôi của gia đình chị Vàng Thị Cầu có hiệu quả cao.

Hiện nay, xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) có tổng đàn gia súc chính trên 4.570 con và tổng đàn gia cầm gần 11.000 con các loại. Những năm trước, Mồ Dề là một trong những địa phương luôn chịu thiệt hại lớn do trâu, bò chết rét. Đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2018, toàn xã có 23 con trâu, bò bị chết. 

Nhằm giảm thiểu thiệt hại, xã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đưa số trâu, bò thả rông về nuôi nhốt, thu gom rơm làm thức ăn dự trữ. Qua đó, trồng mới 8 ha cỏ voi, 7 ha ngô và hàng trăm cây rơm khô, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để bổ sung thức ăn cho gia súc khi trời rét đậm, rét hại. Đồng thời, chủ động nuôi nhốt đàn gia súc và hướng dẫn pha chế thức ăn tinh, thô; che kín chuồng trại bằng bạt… 

Ông Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: "Xã đã chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân tu sửa làm mới 90 chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ 75 hộ đặc biệt khó khăn hơn 560 m2 bạt che chắn chuồng trại cho đàn gia súc. Bên cạnh đó, xã còn cử cán bộ xuống các bản tuyên truyền, vận động người dân không được chăn thả rông gia súc khi thời tiết rét đậm, rét hại; thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh cho gia súc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn”. 

Nhiều gia đình khi được xã tuyên truyền và hướng dẫn chăm sóc cho đàn gia súc đã chủ động lùa đàn gia súc về chuồng để nuôi nhốt và che chắn cẩn thận khi nhiệt độ xuống thấp. Người dân cũng tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và pha thêm các thức ăn có hàm lượng tinh bột cao cho đàn gia súc ăn, chuẩn bị thêm củi và trấu sưởi ấm cho gia súc. 

Chị Vàng Thị Cầu ở bản Nả Háng cho biết: "Đàn trâu, bò là tài sản lớn của gia đình. Nhờ được cán bộ tuyên truyền nên vào mùa đông gia đình luôn chủ động che bạt quanh chuồng và trồng cỏ voi, dự trữ rơm khô, củi đốt để khi trời rét có thức ăn sẵn cho trâu, bò. Nhờ vậy, đàn vật nuôi của gia đình luôn khỏe mạnh, không mắc bệnh”.  

Thời gian tới, xã Mồ Dề tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát huy thế mạnh từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là hướng đi đúng, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã giảm 8,32%.

Vũ Đồng

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục