Trấn Yên chủ động phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/5/2019 | 8:00:03 AM

YênBái - Trấn Yên xác định tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức, phổ biến các kinh nghiệm trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai; cương quyết đưa các hộ dân di dời khỏi những vùng nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, vùng thấp trũng...

Khoảng 100 ha lúc bị đổ gãy sau trận giông lốc đêm 29/4/2019. (ảnh Hùng Cường)
Khoảng 100 ha lúc bị đổ gãy sau trận giông lốc đêm 29/4/2019. (ảnh Hùng Cường)


Mùa mưa bão 2019 đã đến và được dự báo sẽ có nhiều nguy cơ, khó lường, nhất là nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, tố lốc… gây mất an toàn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đối với sản xuất, đời sống người dân. Vì vậy, huyện Trấn Yên đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai (PCTT) với phương châm "4 tại chỗ”, góp phần giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

Dù là huyện vùng thấp nhưng huyện Trấn Yên có nhiều hệ thống sông, suối, đa phần người dân sống ven sườn đồi, gần sông suối nguy cơ thiệt hại về người và tài sản rất cao. Năm 2018, tình hình thời tiết trên địa bàn huyện có nhiều diễn biến bất thường. 

Ngay đầu năm đã bị ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; vào mùa mưa bão, xuất hiện nhiều trận mưa, với lượng mưa lớn; dông lốc bất ngờ và ảnh hưởng của bão số 3, áp thấp nhiệt đới; kết hợp lũ thượng nguồn làm nước sông Hồng dâng cao trên báo động cấp 3…, gây lũ, ngập úng, sạt lở đất làm thiệt hại về nhà ở, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và nhiều công trình công cộng trên địa bàn huyện. 

Mưa lũ đã làm 1 người chết, 5 người bị thương, 308 nhà dân bị đổ sập hoàn toàn và hư hỏng nặng. Thiệt hại nặng nề, cụ thể: 800 ha lúa bị thiệt hại (503,24 ha thiệt hại 70%, 296 ha thiệt hại từ 30-70%), 97 ha bị vùi lấp hoàn toàn, gần 200 ha ngô, cây công nghiệp và gần 600 ha rừng và trên 4.000 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại… 

Các công trình giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi xã hội bị thiệt hại nặng nề, dù đã được đầu tư khắc phục sửa chữa nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động được… 

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Thị Bích Liệu cho biết: "Những sự cố thiên tai trong các năm gần đây xảy ra trên địa bàn ngày một nặng nề, không chỉ gây thiệt hại lớn về người và của mà còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính riêng năm 2018, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện là trên  85 tỷ đồng”. 

Thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nặng nề không dễ gì một sớm một chiều khắc phục được ngay. Vì vậy, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống người dân trong mùa mưa bão 2019 này, huyện đã sớm xây dựng các phương án ứng phó, chủ động phòng tránh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. 

Huyện kiện toàn và xây dựng bộ máy ban chỉ huy PCTT- tìm kiếm cứu nạn (TKCN) từ huyện đến các xã, thị trấn bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 66/2014/NĐ-CP. Ban chỉ huy PCTT-TKCN từ huyện đến xã, thị trấn chủ động trong nhiệm vụ PCTT.

Các thành viên cần phải xác định rõ nhiệm vụ, công việc, tham mưu kịp thời với chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở và các ngành để chủ động rà soát, điều chỉnh phương án phù hợp, sát tình hình và thực tế địa phương. Các cấp, các ngành và mỗi hộ dân cần chủ động hơn trong thực hiện phương châm "4 tại chỗ”. Xây dựng và điều chỉnh kế hoạch PCTT cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 

Trong quá trình thực hiện, cần có phương án cụ thể phù hợp với từng loại và tính chất, mức độ thiên tai, như: mưa to kéo dài, lũ quét, tố lốc... để chủ động, ứng phó và khắc phục hậu kịp thời. 

Để có được sự chủ động trong thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, các xã, thị trấn, đơn vị cần cập nhật, nắm bắt thông tin về tình hình, diễn biến thời tiết; chủ động thông báo cho nhân dân biết để phòng tránh; tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức, phổ biến các kinh nghiệm trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai; cương quyết đưa các hộ dân di dời khỏi những vùng nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, vùng thấp trũng để bảo đảm tính mạng và tài sản. 

Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng tránh và đối phó với thiên tai. Rà soát những hộ dân sống trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng thiên tai và có những đề xuất phù hợp để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Tập trung rà soát lại các công trình, hồ chứa thủy lợi để tiến hành gia cố đảm bảo an toàn. 

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phấn đấu hoàn thành trước lũ tiểu mãn; đồng thời, có phương án bảo vệ và giải pháp ứng cứu khi có mưa lũ. Bố trí vật tư, sẵn sàng đến các vị trí xung yếu, các xã ứng trực 24/24 giờ thực hiện phân công, thường trực, cập nhật, thông báo tình hình mưa bão kịp thời cho người dân chủ động phòng tránh.

Mỗi cấp chính quyền, mỗi ngành và mỗi người dân hãy chung tay chủ động phòng tránh thiên tai một cách tích cực, hợp lý chắc chắn sẽ giảm thiểu thiệt hại dù thiên tai có dữ dội đến đâu!

Ngọc Trúc

Tags Trấn Yên thiên tai sạt lở đất lũ ống lũ quét

Các tin khác

Vụ xuân năm nay, Văn Chấn gieo cấy gần 4.100 ha lúa xuân; trong đó, trà lúa xuân sớm tập trung chủ yếu tại các xã: Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Sơn A, Thanh Lương, Thạch Lương, năng suất ước đạt từ 53 - 55tạ/ha, giảm 4 - 5 tạ/ha so với vụ trước.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn (trái), Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Heidi Hautala (giữa), Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet (phải) tại buổi họp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Phái đoàn EU tại Hà Nội tổ chức họp công bố kết thúc phê chuẩn và phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT.

Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Sáng 8/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 17/2019/TT-BGTVT về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục