Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2019

Thành phố Yên Bái phòng chống ngập úng đô thị

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/5/2019 | 11:25:20 AM

YênBái - Thành phố Yên Bái có sông Hồng chảy qua giữa địa bàn với chiều dài 15 km và có 5 ngòi, suối chính chia cắt địa hình là suối Hào Gia, suối Khe Dài, suối Ngòi Yên, suối Ngòi Lâu, suối Cường Lỗ. Hàng năm vào mùa mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, gây thiệt hại lớn về sản xuất, tài sản ở một số xã, phường ven sông cùng với tình trạng ngập lụt cục bộ xảy ra một số tuyến đường nội thành.

Một đoạn đỉnh kè sông Hồng trên địa bàn phường Nguyễn Phúc. (Ảnh Nguyễn Thanh)
Một đoạn đỉnh kè sông Hồng trên địa bàn phường Nguyễn Phúc. (Ảnh Nguyễn Thanh)


Hàng năm vào mùa mưa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao, gây thiệt hại lớn về sản xuất, tài sản và khó khăn trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhân dân ở một số xã, phường ven sông. 

Ngoài ra, khi mưa to kéo dài, nước trong các suối nội thành dâng cao, hệ thống cống không kịp thoát nước dẫn đến tình trạng ngập lụt cục bộ xảy ra một số tuyến đường giao thông, khu dân cư như khu vực chợ Yên Thịnh (Km6); khu vực tổ 67, 24, 52 thuộc phường Yên Ninh; khu vực đường Kim Đồng, phường Minh Tân; khu vực ngã ba quốc lộ 37 gần trụ sở xã Âu Lâu… 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do hệ thống cống rãnh trên địa bàn đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm sử dụng, nhiều lần cải tạo mặt đường, phần lớn cống thoát nước chính ngang đường đã bị chìm sâu, hệ thống suối thoát nước bị bồi lấp xâm lấn. 

Nhằm hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ, đảm bảo việc tiêu thoát nước, ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra và triển khai đồng bộ các biện pháp nạo vét cống rãnh thoát nước; thay thế các tấm đan, tấm bản gãy hỏng. 

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để kịp thời thông báo, cảnh báo cho nhân dân chủ động phòng tránh. 

Các xã phường thực hiện phương châm "4 tại chỗ” để ứng phó, khắc phục hậu quả do ngập lụt gây ra; tiến hành rà soát cắm biển cảnh báo, làm rào chắn cảnh báo ở các điểm nguy hiểm, khu vực ngập sâu để tránh tai nạn đáng tiếc; kịp thời huy động lực lượng công an túc trực để hướng dẫn phân luồng giao thông nhằm đảm bảo giao thông thông suốt và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. 

Đặc biệt, để chống ngập, thành phố cũng triển khai hàng loạt các công trình như xây dựng kè chống sạt lở và thoát lũ các suối; đầu tư xây dựng sửa chữa nâng cấp các hệ thống cầu, cống rãnh thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ách tắc dòng chảy. 

Năm 2018, thành phố đã đầu tư xây dựng 2 công trình thoát nước tại tổ 70 phường Nguyễn Thái Học và đường Thanh Niên, phường Hồng Hà với tổng kinh phí 340 triệu đồng; đầu tư xây dựng 500 hố thu nước mưa trên các tuyến đường chính trong khu vực nội thành. Thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng kè chống sạt lở và thoát lũ suối Hào Gia, Khe Dài. 

Trong đó, công trình kè chống sạt lở và lũ thoát nước Hào Gia với chiều dài 2,24 km đã cơ bản hoàn thành; công trình kè suối Khe Dài thi công được phần kè với chiều dài 0,7/3km. 

Tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn do UBND tỉnh tổ chức mới đây, ông Đỗ Đức Minh - Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết: Trong năm nay, thành phố sẽ đầu tư xây dựng cống thoát nước tổ 4 phường Nguyễn Thái Học với kinh phí 3,4 tỷ đồng, đầu tư nạo vét bùn đất tại hệ thống rãnh dọc các tuyến đường thuộc phường Hồng Hà với kinh phí là trên 2,1 tỷ đồng. 

Ngoài ra, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, UBND các xã phường, các đơn vị liên quan xây dựng bản đồ ngập lụt thành phố theo mức báo động để thuận tiện trong việc chỉ đạo, ứng phó với thiên tai của thành phố dự kiến hoàn thành trong quý II/2019. 

Dự kiến, thời gian tới, thành phố sẽ triển khai thêm một số dự án để giảm thiểu ngập úng như Dự án đê bao Giới Phiên, Dự án kè suối Ngòi Yên, kè Hồ Nam Cường. Bên cạnh đó, triển khai rà soát, vận động các hộ dân trong vùng thường xuyên bị ngập lụt di chuyển vào khu tái định cư tại thôn 1, xã Phúc Lộc để đảm bảo an toàn. 

Nguyễn Văn

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục