Nông nghiệp Văn Chấn tăng tốc về đích

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/5/2019 | 8:23:46 AM

YênBái - Trên cơ sở mục tiêu đặt ra cho chặng đường cuối thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020 trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tại Kế hoạch số 103 Huyện ủy Văn Chấn đã chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện thực hiện 8 chỉ tiêu chủ yếu.

Nông dân Chấn Thịnh trao đổi kỹ thuật trồng dâu.
Nông dân Chấn Thịnh trao đổi kỹ thuật trồng dâu.

Trong đó, nhiều chỉ tiêu tăng cao như giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.871 tỷ đồng, tổng sản lượng chè búp tươi đạt 50.000 tấn, tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%... Thực hiện mục tiêu này, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai các giải pháp, phân công nhiệm vụ cho các ngành thành viên và từng cán bộ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. 

Ngành phối hợp với các đơn vị tư vấn và doanh nghiệp hoàn thành việc thuyết minh cho 2 chuỗi giá trị chè Shan hữu cơ và nếp Tan Tú Lệ. Trên cơ sở 2 chuỗi giá trị này, ngành tiếp tục tham mưu mở rộng các chuỗi giá trị cho các sản phẩm như: quế, chè, cam quả, lươn bản địa... 

Bên cạnh đó, ngành cũng tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm đưa các giống cây trồng mới phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Trước mắt, tiếp tục triển khai các đề án trọng điểm về hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc, hỗ trợ trồng chè Shan vùng cao, trồng cây ăn quả có múi, trồng quế và Đề án trồng dâu nuôi tằm. 

Ngoài ra, ngành đang thử nghiệm các mô hình cây giống mới như trồng chanh leo, trồng na dai, măng sặt, cây dược liệu. Các đề án, mô hình được tiến hành đảm bảo quy trình chặt chẽ bám sát quy hoạch có sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của cán bộ chuyên môn. Đặc biệt, mô hình trồng dâu nuôi tằm là mô hình mới đang có triển vọng lớn và được rất nhiều hộ dân quan tâm. 

Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn:
Mục tiêu hàng đầu của ngành nông nghiệp huyện là nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh là hướng đi ưu tiên. Chúng tôi đang từng bước xây dựng các chuỗi liên kết giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tạo ra nền nông nghiệp bền vững và an toàn cho nông dân.
Bà Hoàng Thị Hải Yến – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cho biết: "Năm 2019, tỉnh đã triển khai Đề án hỗ trợ trồng dâu nuôi tằm, ngoài chính sách hỗ trợ, chúng tôi đã tăng cường cán bộ xuống phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân trồng hoàn thành 100 ha dâu. Những vướng mắc, lo lắng của nhân dân về kỹ thuật ươm giống, lựa chọn con giống cũng như đầu ra cho sản phẩm..., chúng tôi sẽ tham mưu với huyện có những giải pháp để nhân dân yên tâm sớm đưa việc trồng dâu, nuôi tằm trở thành nghề của nông dân Văn Chấn”. 

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 63% là tương đối cao, tăng 11% so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, trong bối cảnh một số loại cây rừng như mỡ, bồ đề đang bị sâu bệnh phá hoại mạnh gây ảnh hưởng đến tâm lý của người trồng rừng. 

Song, với việc chuyển dịch cơ cấu cây rừng và đẩy mạnh thâm canh chăm sóc, phong trào trồng rừng của huyện đang tiếp tục phát triển. Mục tiêu trồng mới 3.950 ha rừng còn có sự hỗ trợ từ Đề án phát triển cây quế đang được nhân dân hưởng ứng rất cao. 

Song song với các mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp, mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới cũng đặt ra cho ngành nông nghiệp Văn Chấn không ít thách thức. Mục tiêu có thêm 2 xã cán đích nông thôn mới đòi hỏi ngành có sự đánh giá chính xác và thường xuyên đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện các tiêu chí của các xã trong lộ trình về đích. Trên cơ sở đó kịp thời tham mưu với UBND huyện tháo gỡ khó khăn cho từng địa phương và có giải pháp huy động nguồn lực thực hiện các tiêu chí đề ra. 

Trong chặng đường nước rút, ngành nông nghiệp Văn Chấn vẫn còn những mục tiêu, chỉ tiêu lớn cần nỗ lực thực hiện trong bối cảnh biến đổi khí hậu thiên tai, bão lũ hoành hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. 

Triển khai các giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, ngành đồng thời triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai và các phương án PCBL -TKCN. 

Những kết quả đã đạt được là điều kiện quan trọng để ngành nông nghiệp huyện Văn Chấn phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của huyện đã đề ra của năm 2019 và cả nhiệm kỳ.

Anh Dũng

Tags Văn Chấn nông nghiệp chuỗi giá trị

Các tin khác
Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục