Yên Bái cần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/5/2019 | 8:24:40 AM

YênBái - Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân thông qua Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai chương trình này với mục tiêu cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền.

Măng mai - sản phẩm thế mạnh của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.
Măng mai - sản phẩm thế mạnh của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Yên Bái có nhiều sản phẩm đặc trưng, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh để xây dựng mỗi xã một sản phẩm như: vùng sản xuất rau an toàn tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên với quy mô hơn 6 ha; sản xuất rau thủy canh tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, diện tích 0,2 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh có gần 7.800 ha; trong đó, vùng cây ăn quả có múi đạt hơn 3.576 ha. 

Cùng đó, các giống cây ăn quả đặc sản theo lợi thế vùng miền đã được quan tâm đầu tư phát triển như: bưởi Ðại Minh, huyện Yên Bình; cam CS1, V2, bưởi Diễn, quýt đường canh, huyện Văn Chấn, Lục Yên và Trấn Yên... sản lượng quả các loại hàng năm đạt khoảng 36.000 tấn. Trong thực hiện tái cơ cấu đã tạo điều kiện cho việc đầu tư xây dựng mới và mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa lĩnh vực lâm nghiệp tập trung.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng cây lâm nghiệp thông thường như: vùng trồng quế với diện tích hơn 68 nghìn ha; vùng tre măng Bát độ hơn 3.600 ha; vùng trồng cây sơn tra gần 6.200 ha. 

Đây là lợi thế lớn để các địa phương xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế, làm giàu cho nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hiệu quả kinh tế đem lại từ các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đặc biệt là các sản phẩm từ nghề truyền thống chưa cao. 

Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; vấn đề thương mại hóa sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức; việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh còn thụ động, dẫn đến hiệu quả, tính bền vững chưa cao. 

Ông Nhâm Xuân Trường - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: "Qua điều tra, khảo sát tại 180 xã, phường và thị trấn trên địa bàn, tỉnh Yên Bái hiện có 192 sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP có thể tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”, trong đó, thực phẩm có 160 sản phẩm; đồ uống 7 sản phẩm; dược liệu 1 sản phẩm; vải và may mặc 6 sản phẩm; lưu niệm, nội thất, trang trí 6 sản phẩm; dịch vụ du lịch 12 sản phẩm. Nhiệm vụ trước mắt là các địa phương điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đầy đủ, chính xác các sản phẩm thế mạnh ở mỗi vùng, quy hoạch hướng phát triển và xây dựng đề án triển khai thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án; đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công của các sở, ngành, đơn vị liên quan và các huyện, thành phố trong tỉnh”.

Để Chương trình OCOP phát huy được hiệu quả, thiết nghĩ, Sở Công Thương cần đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến công; lập kế hoạch và ngân sách hằng năm cho hoạt động khuyến công liên quan đến các tổ chức kinh tế hình thành bởi Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác khuyến công; hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định; tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP tại các hội chợ, triển lãm... 

Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tiêu chuẩn; đo lường chất lượng sản phẩm. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ KHCN hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp KHCN.

Sở Y tế hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; kinh doanh dược, các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm và kinh doanh dược phẩm đúng quy định. 

Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đối với sản phẩm là thuốc; thuốc y học cổ truyền; thực phẩm chức năng và sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; xây dựng câu chuyện cho sản phẩm OCOP phục vụ công tác phân phối, tiếp thị sản phẩm. 

Các địa phương cần bổ sung nhiệm vụ đối với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện; xây dựng kế hoạch, ban hành và tổ chức triển khai Chương trình OCOP tuyên truyền, đăng ký sản phẩm, triển khai kế hoạch kinh doanh, tổ chức thi đánh giá và phẩm hạng sản phẩm cấp huyện.  

Việc triển khai thực hiện tốt Chương trình OCOP hứa hẹn là cơ sở quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của nhân dân trên địa bàn tỉnh.     

Phạm Quang 

Tags Yên Bái hàng hóa chất lượng cao OCOP chương trình sản phẩm

Các tin khác
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục