Trạm Tấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2019 | 8:17:46 AM

YênBái - Xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, huyện Trạm Tấu luôn quan tâm đến phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm; mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm du lịch trọng điểm nhằm đa dạng hóa sản phẩm, kéo dài thời gian lưu trú cũng như thỏa mãn các nhu cầu của du khách.

Một tiết mục của các nghệ nhân và diễn viên quần chúng huyện Trạm Tấu trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” tại Hà Nội.
Một tiết mục của các nghệ nhân và diễn viên quần chúng huyện Trạm Tấu trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” tại Hà Nội.

Trạm Tấu có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn vẫn còn hoang sơ, chưa được khai thác. Do vậy, huyện đã đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá về thắng cảnh, di tích lịch sử, các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các hoạt động du lịch mạo hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Cùng với đó, huyện cũng tăng cường quảng bá các hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Hát Lừu hay tắm khoáng nóng tại thị trấn Trạm Tấu. 

Các cơ quan chuyên môn cũng hướng dẫn các doanh nghiệp, các hộ dân thiết kế, sản xuất các mặt hàng phục vụ du khách, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của huyện như: rau cải Mông, su su, mật ong rừng, sơn tra, măng ớt, chè Shan, các nhạc cụ và dụng cụ sản xuất của người Mông. 

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, phát triển các sản phẩm hàng hóa đặc trưng phục vụ du khách. 

Đặc biệt, trong hai ngày 18 – 19/5 vừa qua, tại vườn hoa Lý Thái Tổ, thành phố Hà Nội, huyện Trạm Tấu đã tích cực tham gia sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái”. Tại sự kiện, các nghệ nhân và diễn viên quần chúng của huyện đã tham gia thể hiện các tiết mục: thổi khèn, thổi sáo, khèn môi, hát giao duyên, múa ô, múa khèn; tham gia trình diễn trang phục dân tộc Mông; tham gia trình diễn các trò chơi dân gian và cùng du khách trải nghiệm sinh hoạt văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Mông như: vẽ hoa văn trên váy bằng sáp ong, se lanh, thêu hoa văn trên váy… 

Cùng với đó, tham gia gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện. Sự kiện này đã góp phần quảng bá hình ảnh huyện Trạm Tấu đến với du khách trong nước và quốc tế; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, tăng thêm niềm tự hào và quyết tâm trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. 

Mục tiêu năm 2019 của huyện Trạm Tấu đón và phục vụ 25.000 lượt khách (trong đó có 9.000 lượt khách quốc tế), doanh thu đạt 15 tỷ đồng; năm 2020, đón và phục vụ 35.000 lượt khách (trong đó có 10.000 lượt khách quốc tế), doanh thu 18 tỷ đồng. 

Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Thị Thu Hà cho biết: "Để thực hiện được mục tiêu này, huyện sẽ tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, từng bước xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối với các xã trong huyện và các huyện, thị xã trong tỉnh. Huyện tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động du lịch theo chiều sâu, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của huyện như: du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch mạo hiểm… theo hướng kết nối các tour, tuyến nhằm thu hút và giữ chân các du khách; tập trung xây dựng thương hiệu du lịch đăc thù của huyện. Đồng thời, duy trì và phát triển các hình thức nghệ thuật xòe Thái, múa dân tộc Mông, thành lập các đội văn nghệ quần chúng và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để du khách trải nghiệm các giá trị văn hóa cộng đồng".

Mạnh Cường

Tags Trạm Tấu du lịch

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục