Phòng trừ sâu keo mùa thu hại cây dâu

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/6/2019 | 8:09:10 AM

YênBái - Gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở thôn Lương An, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên trồng 6 sào dâu giống GQ2 vào tháng 2/2019. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, chị Huệ phát hiện ruộng dâu bị sâu ăn lá non trơ cẫng, thậm chí ăn hết cả cẫng non. Cán bộ nông nghiệp huyện đã xác định đó là sâu keo mùa thu - một loài sâu đa thực, có thể gây hại trên rất nhiều loại cây trồng.

Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô. Ảnh minh họa
Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô. Ảnh minh họa

Chị Huệ cho biết, có ruộng ngô ngay cạnh ruộng dâu nhà mình đã bị sâu keo phá hại nên dự đoán sẽ ăn lan sang ruộng dâu. Cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp huyện đã hướng dẫn chị phun phòng trừ bằng thuốc sinh học Dylan nồng độ 2,5 EC. 

Lần đầu tiên phun thuốc này, chị phun từ 16h - 18h thì xong toàn bộ 6 sào dâu. Tuy nhiên, đến khoảng 22h cùng ngày, trời mưa nên chị đoán thuốc cũng bị trôi một phần. Một ngày sau, chị quay lại thăm ruộng thì sâu keo đã ăn trơ ngọn 5 rạch dâu, diện tích 100 m2 và chỉ còn lá già. 

Thực tế từ ruộng dâu nhà mình, chị Huệ nhận thấy nếu sâu ở tuổi 1, tuổi 2 thì phun thuốc mới có hiệu quả, nếu sâu đã ở tuổi lớn hơn thì rất khó diệt trừ. 

Mặt khác, cần phải phun đồng bộ với tất cả khu vực trồng dâu của các hộ khác thì mới có hiệu quả cao. Sau đó, chị Huệ thực hiện bắt sâu keo theo cách thủ công, ban ngày ra bới gốc vì sâu keo thường nằm ngay dưới lớp đất xốp của gốc dâu, ban đêm mang đèn pin soi bắt sâu keo trên ngọn. Mật độ sâu ở thời điểm nhiều nhất có 10 con/cây, ít nhất cũng tầm 5 - 6 con/cây với tốc độ ăn lá rất nhanh. 

Chị bắt sâu theo biện pháp thủ công liên tục trong vòng một tuần từ ngày 1 - 6/5 gồm có chị và vợ chồng người chị gái hỗ trợ. Khi bắt sâu vào ban ngày, bắt đến đâu sẽ giết luôn, vùi đất và rắc vôi bột trên mặt luống dâu đến đó. Khi bắt ban đêm thì chị đựng vào xô, đem về đổ nước sôi rồi cho gà ăn. Tiếp đó, sâu xuất hiện đợt 2 từ ngày 3 - 4/6 với diện tích nhỏ hơn nên chị lại bắt thủ công như lần trước. 

Qua kiểm tra lại ruộng dâu sau đó một tuần, chị thấy không còn tình trạng bị sâu keo ăn lá, hiện tại dâu phát triển tốt, không có dấu hiệu bệnh. 

Bà Hà Thị Thanh Huyền - cán bộ khuyến nông xã Hưng Khánh cho biết: "Đối với sâu keo mùa thu hại cây dâu, chúng tôi hướng dẫn phòng trừ bằng thuốc sinh học Dylan 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, phun ướt cả 2 mặt lá và dưới đất. Khi phát hiện ra sâu keo phải tiến hành phun luôn, theo khuyến cáo thì 7 ngày sau phun mới được hái lá cho tằm ăn nhưng thực tế chúng tôi đề nghị bà con để đến 15 ngày và trước khi cho tằm ăn phải thử lá trong vòng 1,5 ngày”.      
                                                                                   
Nguyễn Thơm

Tags Hưng Khánh Trấn Yên sâu keo mùa thu

Các tin khác
Lãnh đạo UBND huyện Yên Bình khen thưởng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Sáng 20/4, huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư trên địa bàn huyện năm 2024.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục