Động lực giúp Trạm Tấu thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/7/2019 | 8:04:20 AM

YênBái - Anh Sùng Vảng Dê ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu trước đây là hộ nghèo nên thẻ bảo hiểm y tế được miễn phí; con, em được hỗ trợ chi phí học tập. Đặc biệt, gia đình anh được vay vốn theo các chương trình ưu đãi của Nhà nước với lãi suất thấp.

Người dân huyện Trạm Tấu nhận giống từ nguồn vốn chính sách dân tộc.
Người dân huyện Trạm Tấu nhận giống từ nguồn vốn chính sách dân tộc.

Tranh thủ quan tâm hỗ trợ, ưu đãi đó, anh đã dùng vốn vay đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi. Anh học tập kinh nghiệm từ chính các hộ dân trong bản và tham gia các buổi hướng dẫn kỹ thuật tại xã nên đã chuyển đổi các diện tích cây trồng năng suất thấp sang trồng ngô đồi và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, trở thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế của Bản Mù. 

Anh chia sẻ: "Không chỉ gia đình mình mà đồng bào trong bản cũng được nhận nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước, người nghèo được hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng; được vay vốn phát triển sản xuất, đi khám bệnh có thẻ bảo hiểm y tế; điện, đường, các công trình thủy lợi được đầu tư về tận bản… cuộc sống của người Mông hôm nay đã thay đổi rất nhiều”. 

Hiện nay, trên 33.000 người dân tộc thiểu số ở huyện Trạm Tấu đã và đang được thụ hưởng từ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. 

Không chỉ có những triệu phú nông dân như Sùng Vảng Dê ở Bản Mù, Lò Thị Thon ở Hát Lừu, Vàng A Rua ở Trạm Tấu, Thào A Tủa ở Xà Hồ mà còn có những già làng, người có uy tín tuổi đã cao vẫn là những tuyên truyền viên tích cực, góp phần đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Điển hình như các ông: Lò Văn Đính ở xã Hát Lừu; Hờ A Sang ở Bản Công; Vàng A Súa ở xã Xà Hồ; Giàng Nủ Chống ở Làng Nhì; Giàng A Chư ở xã Pá Lau… 

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, chính sách đã làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Trạm Tấu có những đổi thay rõ rệt. Thông qua Chương trình 135, giai đoạn 2014 – 2018 với tổng nguồn vốn hỗ trợ gần 65 tỷ đồng, 56 công trình thủy lợi, 1 cây cầu, 4 con đường và 1 nhà bán trú đã được xây dựng, duy tu, bảo dưỡng. 

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên 17 tỷ đồng đã hỗ trợ đầu tư mua máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, cây, con giống cho đồng bào. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2014 – 2018 đã hỗ trợ trên 10 tỷ đồng cho 12.046 lượt hộ nghèo; Quyết định 32, Quyết định 54, Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ cũng hỗ trợ trên 18 tỷ đồng cho 347 lượt hộ dân vay vốn. 

Cùng đó, việc cấp ấn phẩm, báo chí miễn phí đã giúp người dân được tiếp cận thông tin nhanh nhất với nhiều cách làm hay để học tập và phát triển kinh tế gia đình. Từ sự hỗ trợ của các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu đã có những chuyển biến đi lên, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được cải thiện. 

Tổng diện tích cây lương thực có hạt đạt 6.900 ha, tăng 458 ha so với 2014; tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 22.795 tấn, ước năm 2019 đạt 23.236 tấn, tăng trên 3.000 tấn so với năm 2014; 58 km đường bê tông, 276 km đường đất được mở mới; 12/12 xã, thị trấn, 46/69 thôn, bản có điện lưới quốc gia; các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo… 

Theo bà Lê Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu: "Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao rất tin tưởng vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước là điểm tựa lớn để đồng bào thoát nghèo, đó là động lực quan trọng giúp Đảng bộ huyện hoàn thành các mục tiêu nghị quyết đề ra”.

Ngọc Sơn

Tags Trạm Tấu vay vốn chương trình ưu đãi lãi suất thấp

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục