Mù Cang Chải: Đưa vốn vay đến người nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/7/2019 | 7:59:44 AM

YênBái - Trong chuyến công tác tại huyện Mù Cang Chải, chúng tôi cùng đoàn cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện đến xã Chế Cu Nha thực hiện phiên giao dịch cố định. 6 giờ 30 sáng, những cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã kiểm tra máy in, máy tính, máy đếm tiền, máy nổ dự phòng và các loại sổ sách, giấy tờ một cách thuần thục.

Phiên giao dịch tại xã Chế Cu Nha.
Phiên giao dịch tại xã Chế Cu Nha.

Anh Đỗ Văn Vũ - Tổ trưởng Tổ tín dụng cho biết: "Từ ngày 10 – 25 hàng tháng, Ngân hàng tổ chức các phiên giao dịch tại 14 điểm xã, thị trấn theo lịch. Trừ ngày tết, còn các phiên giao dịch không bao giờ chuyển ngày, dù là ngày lễ, thứ Bảy hay Chủ nhật. Thời gian giao dịch cơ bản diễn ra trong buổi sáng, ở một số xã có địa bàn rộng, đi lại khó khăn như Lao Chải, Nậm Có, Chế Tạo thì quá sang buổi chiều”.  

Hơn 7 giờ, sân trụ sở xã Chế Cu Nha đã trở nên nhộn nhịp bởi sự có mặt của nhiều người dân. Theo lịch làm việc, Tổ giao dịch thực hiện giải ngân, thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm và hướng dẫn bà con thủ tục làm hồ sơ vay vốn. 

Chị Lý Thị Pàng ở bản Háng Chua Say cho biết: "Trước đây, gia đình vay 20 triệu đồng theo chương trình cho vay hộ nghèo trong thời gian 5 năm, đến nay, đã trả hết nợ và giữ được vốn là một cặp trâu mẹ và trâu con. Lần này, mình tiếp tục làm hồ sơ đăng ký vay 40 triệu đồng để tăng đàn”. 

Từ tháng 4/2018, Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải đã thực hiện giao dịch cố định ngày và giờ tại 14 điểm các xã, thị trấn trong huyện. 

Anh Hờ Dua Cu - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn bản Háng Chua Say phấn khởi: "Trước kia, mỗi tháng vài lần tôi phải ra trung tâm huyện để họp giao ban và nộp hồ sơ, tiền lãi, tiền tiết kiệm của các tổ viên cho ngân hàng. Ngoài ra, tổ trưởng không được phép thu nợ gốc nên các thành viên trong tổ phải ra tận trung tâm huyện để trả nợ khi đến hạn, cũng như làm các thủ tục để được vay vốn. Từ khi giao dịch tại xã, chúng tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại”. 

Hiện tại, bản Háng Chua Say có 49 hộ vay vốn Ngân hàng CSXH với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Bà con vay chủ yếu đầu tư chăn nuôi trâu, bò, làm nhà ở, việc nộp lãi đều được thực hiện đầy đủ, đúng kỳ hạn. 

Huyện Mù Cang Chải có trên 90% là người dân tộc Mông, trình độ dân trí thấp, nhiều người không biết chữ, chỉ biết điểm chỉ. Hơn thế, thời gian để làm mỗi bộ hồ sơ vay vốn ở địa phương cũng mất rất nhiều thời gian... 

Anh Đỗ Văn Vũ - Tổ trưởng Tổ tín dụng chia sẻ: "Chúng tôi thường xuyên trao đổi công việc với những người dân cần vay vốn. Để lắng nghe được tâm tư, nhu cầu của bà con, mỗi cán bộ trong tổ và trong đơn vị đều quyết tâm phải học biết tiếng đồng bào, để người dân tin tưởng và chia sẻ”. Việc đặt điểm giao dịch tại trụ sở UBND các xã, thị trấn thời gian qua của Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải đã tạo thuận lợi cho bà con trong quá trình giao dịch. 

Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải Lê Đức Thắng cho biết: "Tính đến nay, toàn huyện có tổng số dư nợ là 7.199 hộ, bình quân dư nợ là 34 triệu đồng/hộ vay. Ngoài nguồn vốn Trung ương cấp để cho vay, đơn vị còn huy động từ các tổ chức, cá nhân được trên 6 tỷ 600 triệu đồng; huy động tiền gửi tiết kiệm gần 3 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2019, tổng dư nợ đạt 244.462 triệu đồng, tăng trên 17 tỷ đồng so với đầu năm. 6 tháng đầu năm 2019, doanh số cho vay đạt 36 tỷ 500 triệu đồng, thu nợ đạt trên 19 tỷ đồng, đặc biệt là không có nợ quá hạn phát sinh”.

Vũ Đồng

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục