Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.
|
Ảnh minh họa
|
Ngày 25/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Ấn Độ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Việt Nam luôn thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới cũng như các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ nói chung, trong đó quan hệ kinh tế - thương mại nói riêng đang phát triển tốt đẹp.
Các vấn đề thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương mà hai nước cùng tham gia, bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng hai nước”.
Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 3/7 vừa qua, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn không gỉ cán phẳng nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra là thép cuộn không gỉ cán phẳng gồm các sản phẩm thuộc phân nhóm HS 7219, 7220 theo đạo luật thuế quan Hải quan năm 1975 trừ các sản phẩm trong phạm vi loại trừ cụ thể trong thông báo.
Nguyên đơn của vụ việc cáo buộc, sản phẩm bị điều tra từ các nước nói trên đang bị bán phá giá vào thị trường Ấn Độ và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Thời kỳ điều tra phá giá từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019 (12 tháng). Thời kỳ xác định thiệt hại trong các năm 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018 và thời kỳ điều tra.
DGTR yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin, trả lời bản câu hỏi và gửi cơ quan điều tra trong vòng là 40 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong trường hợp không nhận được phản hồi/bản trả lời trong thời gian nêu trên hoặc doanh nghiệp không hợp tác, cơ quan điều tra có thể sẽ dựa trên các dữ kiện có sẵn để đưa ra kết luận về vụ việc với kết quả bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
(Theo VOV)
Liên tục 2 tháng nay, hóa đơn tiền điện của chị Nguyễn Thanh Xuân, tổ 2, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái tăng cao. Nếu những tháng trước, tiền điện chỉ hết khoảng 600.000 đồng/tháng thì bước vào cao điểm nắng nóng, chị phải thanh toán từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/tháng.
Mang thương tật từ chiến trường trở về, thương binh Nguyễn Kim Trường, thôn Tân Lập, xã Hán Đà, huyện Yên Bình luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể tại địa phương; trong đó có nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
Hiện, toàn tỉnh có 17 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động tại 28 xã, phường, thị trấn. Những năm qua, hệ thống QTDND này trở thành kênh tín dụng quan trọng hỗ trợ vốn kịp thời cho các thành viên trên địa bàn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kinh doanh - dịch vụ khách hàng năm 2019 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN) là thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải (DR).