Mù Cang Chải: Ong mật, thỏ đã vào liên kết chuỗi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/8/2019 | 8:14:26 AM

YênBái - Từ đầu năm 2019, khái niệm, tư duy về sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm lần đầu tiên đến với người dân huyện vùng cao Mù Cang Chải bằng việc xây dựng và thực hiện 2 dự án gắn với 2 sản phẩm là ong mật và thỏ.

Anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải giới thiệu sản phẩm thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải.
Anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải giới thiệu sản phẩm thương hiệu Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải.

Dự án "Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm ong mật Mù Cang Chải” do anh Nguyễn Văn Toản - Phó Giám đốc Hợp tác xã Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải ở xã Dế Xu Phình làm Chủ nhiệm bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. 

Dù mới khởi động được hơn 7 tháng, song mối liên kết giữa 7 hộ sản xuất ong mật đã được hình thành với khoảng 900 tổ ong, tạo ra một số lượng sản phẩm lớn. Các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong, khai thác, thu gom, phòng trị bệnh trên đàn ong được tổ chức, thay thế hoàn toàn cho cách nuôi truyền thống. 

Các hộ thành viên còn được kiểm tra sức khỏe, tổ chức thi xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, mua sắm dụng cụ, đồ bảo hộ lao động… tạo ra một quy trình sản xuất bền vững. Đặc biệt, mối liên kết giữa nhà quản lý, người sản xuất, nhà tiêu thụ sản phẩm được xây dựng bằng việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phẩn Du lịch Qfarm, số lượng ít nhất là 3.000 kg/năm. 

Anh Nguyễn Văn Toản - Chủ nhiệm Dự án cho biết: "Dự án được thực hiện từ tháng 1/2019 đến hết năm 2020, song nội dung Dự án đã được thực hiện từ năm 2018. Lúc ấy, số lượng đàn ong chỉ mới có gần 400 đàn, xuất bán cho Công ty được 1.000 lít loại mật ong hoa trà rừng. Tuy nhiên, chỉ là sản phẩm thô, Công ty có thể gắn mác thương hiệu sản phẩm của họ. Vì thế, tháng 3/2019, chúng tôi đã đăng ký và xây dựng thành công thương hiệu "Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải”. Tới đây, chúng tôi sẽ đầu tư thêm các máy thủy phần để lọc mật, tách nước, diệt nấm, vi khuẩn, tạo nên một sản phẩm xứng đáng với uy tín và thương hiệu mật ong của huyện”. 

Đối với sản phẩm thỏ, Dự án "Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thỏ Mù Cang Chải" do ông Tòng Văn Din (xã Nậm Có) làm Chủ nhiệm đã khởi động với sự tham gia của 4 hộ gia đình ở bản Có Thái, xã Nậm Có. 

Ông Din chia sẻ: "Từ nguồn ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống, 100% kinh phí mua thức ăn trong 4 tháng đầu, 100% kinh phí hóa chất sát trùng chuồng trại; bà con góp công lao động, đất đai, vật liệu để xây dựng chuồng trại, đất trồng cỏ và kinh phí thuốc thú y để phòng và điều trị bệnh cho thỏ. 4 hộ gia đình lựa chọn tham gia Dự án đều là những hộ đã từng nuôi thỏ trước đây nhưng chỉ nuôi với số lượng ít, chủ yếu tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp làm thức ăn. Bởi vậy, việc hỗ trợ của Nhà nước cho chúng tôi xây dựng liên kết chuỗi giá trị gắn với bao tiêu sản phẩm là một hướng đi bền vững, đáp ứng đúng nguyện vọng bấy lâu nay của nông dân chúng tôi". 

Hiện, các hộ dân tham gia đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để nuôi thỏ bán công nghiệp từ việc học tập kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ cho đến xây dựng chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn xanh và các loại thức ăn tinh như ngô, sắn... 

Theo Dự án, đến năm 2020, các hộ sẽ đi vào ổn định phát triển chăn nuôi với quy mô 800 con thỏ giống để hàng năm xuất bán cho doanh nghiệp khoảng 10.000 con thỏ thương phẩm, đảm bảo thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Việc xây dựng chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp là hướng đi phù hợp với xu thế của thị trường và nguyện vọng của nhân dân. Với tổng kinh phí thực hiện 2 dự án là 1.957,6 triệu đồng, trong đó kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM hỗ trợ 1.317 triệu đồng, các dự án này sẽ tạo điều kiện cho nông dân vùng cao Mù Cang Chải bước một bước dài hơn trong thay đổi tập quán sản xuất cũ sang liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, đầu ra ổn định.

Hoài Anh

Tags MÙ Cang Chải liên kết chuỗi ong mật nuôi thỏ

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục