Nhịp sống sinh sôi trên quê hương Đại Lịch anh hùng

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2019 | 7:44:43 AM

YênBái - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự đồng thuận của nhân dân, năm 2016 Đại Lịch là 1 trong 3 xã đầu tiên của huyện Văn Chấn cán đích nông thôn mới (NTM).

Mô hình nuôi nhím tại thôn Khe Đồng, xã Đại Lịch mang lại thu nhập cao.
Mô hình nuôi nhím tại thôn Khe Đồng, xã Đại Lịch mang lại thu nhập cao.

Khe Đồng là 1 trong 7 thôn mới, sau khi sáp nhập giữa thôn 5 (Khe Mơ) và thôn 6 (Khe Đồng). Hiện nay, thôn có 184 hộ, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao đời sống, thôn đã vận động nhân dân tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đưa cây, con giống mới năng suất, chất lượng vào sản xuất…; từ đó, hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. 

Trong đó, số hộ có thu nhập mỗi năm từ 100 - 200 triệu đồng chiếm 60 - 65%; từ 200 - 300 triệu đồng chiếm 15%; trên 500 triệu đồng chiếm từ 5 - 7%. Điển hình như mô hình VACR của ông Trần Văn Đức, Lê Xuân Liên; mô hình chăn nuôi đại gia súc, gia cầm của ông Hoàng Đình Hợi, Hà Văn Huấn mang lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. 

Ông Tạ Quang Đoàn - Trưởng thôn Khe Đồng cho biết: "Cùng với phát triển các mô hình kinh tế hộ, chúng tôi còn vận động nhân dân tập trung chăm sóc gần 45 ha lúa nước, 20 ha chè, 15 ha cây ăn quả, góp phần đem lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân”. 

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thôn Khe Đồng là 30,5 triệu đồng/năm, tăng trên 8 triệu đồng so với năm 2016; 100% đường làng, ngõ xóm, kênh mương nội đồng được bê tông hóa; 100% hộ dân được sử dụng nước sạch, điện lưới quốc gia, có nhà tiêu hợp vệ sinh, có phương tiện nghe nhìn, xe máy; trên 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liên tục và không có người mắc tệ nạn xã hội, an ninh trật tự luôn được đảm bảo”. 

Phong trào xây dựng làng, bản văn hóa, phong trào văn hóa, thể dục thể thao và các phong trào do địa phương phát động luôn thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ phong trào này, đã tạo sức sống vui tươi, lành mạnh cho người dân sau những giờ lao động vất vả. 

Chị Hoàng Thị Hương ở thôn Khe Đồng chia sẻ: "Chi hội Phụ nữ cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho chị em; chủ động đăng ký, xây dựng các mô hình tuyến đường hoa, thắp sáng đường quê và các phong trào do hội phụ nữ các cấp phát động như Phong trào "5 không 3 sạch”; qua đó, thu hút, tập hợp hội viên, xây dựng Chi hội vững mạnh toàn diện”.

Không chỉ ở thôn Khe Đồng mà khắp nơi trong xã Đại Lịch đều mang đến cho chúng tôi cảm giác ngỡ ngàng về sự đổi thay ở xã NTM - một miền quê giàu truyền thống cách mạng. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang; đặc biệt, xã đã bê tông hóa được 35/50 km đường liên thôn đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch. 

Nhân dân tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế, thâm canh tăng vụ và bình quân mỗi năm tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 3.000 tấn. Xã cũng đã cải tạo 270 ha chè trung du già cỗi bằng các giống chè lai LDP1, LDP2 có năng suất, chất lượng cao và sản lượng bình quân mỗi năm thu hái hơn 3.000 tấn búp tươi. Thu nhập bình quân đầu người đạt 33,5 triệu đồng/năm, tăng 3 triệu đồng so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4%; các dịch vụ y tế, văn hóa giáo dục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em trên địa bàn. 

Ông Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch phấn khởi: "Đổi thay lớn nhất chính là sự đồng thuận của người dân nên các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh đều được thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu đề ra”.

Hiện nay, địa phương và nhà thầu thi công đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Đại Lịch với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng; hệ thống giao thông nông thôn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa. Trong 14 chỉ tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2019 đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Đây là những tiền đề quan trọng để Đại Lịch phát triển, tiến tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu và phát huy truyền thống cách mạng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngọc Sơn

Tags Khe Đồng Văn Chấn sáp nhập Đại Lịch

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục