Mù Cang Chải chủ động ứng phó bão lũ

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2019 | 7:45:47 AM

YênBái - Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đường sá đi lại khó khăn, địa bàn phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, nhiều khe sâu và suối lớn; hàng năm thường xảy ra bão lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở ở những nơi có ta luy cao, độ dốc lớn.

Ngành giao thông - vận tải tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả mưa bão tại khu vực đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải.
Ngành giao thông - vận tải tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả mưa bão tại khu vực đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đường sá đi lại khó khăn, địa bàn phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, nhiều khe sâu và suối lớn Nậm Kim bắt nguồn từ đỉnh đèo Khau Phạ chảy xuống huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu vào mùa mưa thường có lũ lớn. Hàng năm, huyện thường xảy ra bão lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở ở những nơi có ta luy cao, độ dốc lớn dọc theo quốc lộ 32 từ đèo Khau Phạ về thị trấn Mù Cang Chải.

Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) huyện cho biết: từ đầu năm đến nay, mưa lũ đã làm 1 người ở bản Mý Háng, xã Mồ Dề  bị thương nhẹ; 12 hộ dân bị thiệt hại về nhà cửa, trong đó, có 6 hộ cần phải di dời, 6 hộ bị thiệt hại nhẹ; 1 cầu tạm từ quốc lộ 32 đi xã Dế Xu Phình (cầu do nhân dân góp tiền xây dựng) trị giá khoảng 200 triệu đồng bị nước lũ cuốn trôi. Mưa lũ cũng làm sạt lở trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hàng chục điểm. Ngoài ra, các công trình thủy lợi, hoa màu của bà con cũng bị ảnh hưởng với tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 920 triệu đồng". 

Rút kinh nghiệm từ mùa mưa bão những năm trước và để chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó với những diễn biến bất thường trong mùa mưa bão năm nay, ngay từ đầu tháng 4, huyện đã kiện toàn, chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai công tác, phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất; chỉ đạo các xã, thị trấn sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm "4 tại chỗ" để chủ động ứng phó.

Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã tập trung tuyên truyền đến nhân dân chủ động trước mọi tình huống và nêu cao tinh thần "tương thân, tương ái” giúp đỡ nhau khi hoạn nạn; thông báo đến UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân không chăn thả gia súc ở những nơi nguy hiểm và không ngủ qua đêm trên nương, lán gần suối, sườn núi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở. 

Ông Nguyễn Cao Thắng - Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha chia sẻ: là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt thiên tai, nên xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác trong việc phòng chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là các hộ dân sinh sống ở khu vực gần các khe suối trong những ngày mưa to khi nước lũ lên cao. Xã cử người thường xuyên ứng trực tại các điểm trọng yếu và nghiêm cấm người dân không được đi bắt cá, vớt củi, khai thác cát, sỏi. 

Hiện nay, sau những trận mưa dài ngày, lượng nước từ đầu nguồn đổ về với lưu lượng lớn, đặc biệt đất đã ngấm đủ nước nên rất dễ xảy ra tình trạng lũ quét và sạt lở đất. Do vậy, thời điểm này, UBND xã phân công cán bộ thường trực 24/24 giờ để kịp thời nắm bắt thông tin và bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư  luôn trong tư thế săn sàng ứng cứu.

 Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và kinh nghiệm của những năm trước, ngay từ đầu mùa mưa, UBND huyện đã chỉ đạo các xã và đơn vị chức năng kiểm tra mặt đường, bờ taluy, rãnh thoát nước, cầu cống và các công trình giao thông bị xuống cấp. Kiểm tra hệ thống kênh mương, các mái đá xây dựng các công trình thủy lợi có thể bị ảnh hưởng để đề xuất phương án bảo vệ. 

Kiểm tra, rà soát toàn bộ hiện trạng các hồ đập, lập phương án bảo đảm an toàn cho các khu vực trọng điểm xung yếu, tổ chức khơi thông kênh mương tiêu thoát nước, giải phóng các vật cản trên các dòng suối để bảo đảm tiêu nước, thoát lũ nhanh. Đồng thời, lập phương án di dời những hộ dân đang sống tại những nơi có nguy cơ sạt lở cao, vận động nhân dân và các cơ quan đơn vị tích cực chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá và các công trình công cộng khác để tập kết hàng hóa, vật tư, thiết bị... 

Quang Thiều

Tags Mù Cang Chải bão lũ chủ động ứng phó

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục