Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030

OCOP - sản phẩm từ người dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/9/2019 | 2:10:52 PM

YênBái - OCOP là chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Cây ăn quả có múi là một trong những sản phẩm có thế mạnh của Yên Bái.
Cây ăn quả có múi là một trong những sản phẩm có thế mạnh của Yên Bái.

Sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn Yên Bái đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là sau hơn 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM). 

Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp và thủy sản (GRDP) bình quân hàng năm đạt trên 4,20%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 đạt trên 6.876 tỷ đồng, tăng 4,20% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm nghiệp của tỉnh đạt 49,22 triệu USD (tương đương 1.146 tỷ đồng), tăng 16,3% so với năm 2017. 

An ninh lương thực được giữ vững, gia tăng mạnh về quy mô, diện tích các cây trồng, vật nuôi chủ lực; 56 xã đã đạt chuẩn NTM, Yên Bái đã hình thành hàng loạt vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn như vùng lúa chất lượng 3.000 ha, vùng cây ăn quả có múi trên 3.500 ha, vùng quế trên 68.000 ha, vùng tre măng Bát độ trên 3.600 ha, vùng sơn tra trên 6.000 ha, vùng gỗ nguyên liệu 180.000 ha... 

Đề án tái cơ cấu gắn với XDNTM tiếp tục được triển khai đúng hướng, các chính sách hỗ trợ tiếp tục phát huy hiệu quả và được người dân ủng hộ đã tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh; phương thức tổ chức sản xuất của người dân đã chuyền dần từ nhỏ lẻ sang tập trung, phục vụ nhu cầu thị trường; các sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được mở rộng quy mô sản xuất, năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm ngày càng được nâng cao rõ rệt. 

Để tiếp tục đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, mới đây nhất, tỉnh đã ban hành Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030”. 

Đề án OCOP được triển khai trên tất cả các địa phương trong tỉnh và gồm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh… có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng đến môi trường… Do kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt (doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh). 

Mục tiêu của OCOP là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất ra các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ có lợi đạt tiêu chuẩn và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; góp phần CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn… 

Mục tiêu cụ thể của OCOP giai đoạn 2019 - 2020 là phấn đấu chuẩn hóa 20 sản phẩm. Trong năm 2019, có từ 3-5 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao; năm 2020, có 15 sản phẩm; phát triển từ 1-2 mô hình phát triển du lịch nông thôn, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch… 

Giai đoạn 2021 - 2025, đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các thành phần kinh tế khác; phát triển, nâng cấp 30 sản phẩm, trong đó đầu tư nâng cấp 20 sản phẩm thế mạnh. Giai đoạn 2026 -2030 phát triển từ 60 - 80 sản phẩm OCOP, trong đó có 30 sản phẩm đạt chất lượng 3 - 5 sao…

Tổng kinh phí thực hiện Đề án trên 42 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước trên 14 tỷ đồng còn lại là vốn huy động ngoài ngân sách. Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 5 hạng, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Yên Bái mới triển khai thực hiện nhưng đã có nhiều địa phương triển khai thực hiện khá hiệu quả. Sản phẩm OCOP là buộc sản xuất theo tiêu chuẩn, sản xuất an toàn, sản xuất sạch và sản xuất theo chuỗi. 

OCOP không phải là phong trào mà là một chương trình kinh tế, sản xuất các sản phẩm cụ thể, để quảng bá thương hiệu của nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nhưng ít người biết đến. Các doanh nghiệp nhỏ, HTX, tổ hợp tác là hạt nhân và sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho OCOP để triển khai sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. 

Yên Bái hiện đã xây dựng và hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, nhiều địa phương cũng đã có sản phẩm hàng hóa từ vùng thấp đến vùng cao. Người dân cần cù chịu khó và rất sáng tạo, chính quyền cần khơi dậy sức sáng tạo trên nền tảng của kinh tế thị trường. Chính quyền, Nhà nước không  áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP mà phải phát huy tính sáng tạo trong mỗi xã, mỗi làng, mỗi địa phương và mỗi người dân trong môi trường kinh tế thị trường.

Cũng như trong XDNTM, chương trình OCOP là một quá trình thực hiện, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Song song với đó, là xây dựng đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hơn nữa.  

Thanh Phúc 

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục