Đồng bào ở Chế Cu Nha có thêm thu nhập nhờ nuôi cá ruộng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/9/2019 | 10:13:50 AM

YênBái - Mùa nước đổ để canh tác vụ lúa tháng 5 hàng năm chính là thời điểm đồng bào Mông, huyện Mù Cang Chải thả cá chép giống nuôi trong ruộng.

Người dân huyện Mù Cang Chải kiểm tra sinh trưởng của cá chép thả ruộng.
Người dân huyện Mù Cang Chải kiểm tra sinh trưởng của cá chép thả ruộng.

Nhiều năm nay, các xã trên địa bàn huyện đều thực hiện mô hình này. Chị Giàng Thị Vang ở thôn Dề Thàng, xã Chế Cu Nha chia sẻ: "Cứ 1 ha ruộng thả được 200 - 300 cá giống, giá bán cá dao động từ 100 - 120 nghìn đồng/kg. Sau vụ lúa, tôi có thể thu được từ 7 - 10 triệu đồng từ nuôi cá mà nhẹ công hơn so với làm lúa nhiều”. 

Thổ nhưỡng, thời tiết là một thuận lợi để bà con người Mông ở đây nuôi cá ruộng, vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, vừa nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường. Ưu điểm của nuôi thả cá ruộng là người dân chỉ đầu tư con giống ban đầu, cuối vụ vừa thu hoạch lúa, vừa thu hoạch cá chỉ sau 3 - 4 tháng. 

"Nuôi cá chép tự nhiên dưới ruộng có lợi lắm. Cắt lúa xong, mình rào lại nuôi con giống, đến vụ sau lại tiếp tục nuôi thả. Thời điểm lúa trổ bông, hạt phấn rơi, cá chép dưới ruộng ăn vào lớn nhanh, thịt chắc, thơm ngon rất đặc biệt” - anh Hờ A Hứ ở thôn Dề Thàng, xã Chế Cu Nha phấn khởi nói. 

Xác định nuôi thả cá ruộng mùa nước đổ là một trong những mô hình hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn bà con cải tạo bờ bao, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, con giống… nhất là thời điểm đầu khi bà con còn đang khó khăn. 

Năm 2009, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hỗ trợ 5 mô hình nuôi cá chép ruộng tại các xã: La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Púng Luông, Chế Cu Nha với kinh phí gần 60 triệu đồng. Năm 2010, hỗ trợ mô hình nuôi cá chép ruộng tại xã Chế Cu Nha và La Pán Tẩn với kinh phí gần 20 triệu đồng. 

Sau này, khi đã có nguồn cá giống ổn định bà con hoàn toàn có thể tự nuôi thả. Ngoài tăng thêm thu nhập, mô hình nuôi cá ruộng còn giúp bà con phòng, chống mầm mống sâu bệnh cho lúa ở những vụ sau; trong quá trình nuôi, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp giảm chi phí về phân bón… Diện tích nuôi cá ruộng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải vì thế ngày càng phát triển.

Mai Linh


Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục