Chào mừng Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010-2020

Yên Bái: Hợp tác xã góp sức xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/10/2019 | 8:24:31 AM

YênBái - Đến tháng 9/2019, toàn tỉnh có 391 hợp tác xã (HTX) với 26.586 thành viên và 2.743 THT với 16.400 thành viên, người lao động.

Sơ chế măng Bát độ ở Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, huyện Trấn Yên.
Sơ chế măng Bát độ ở Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, huyện Trấn Yên.

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên được ví như cánh chim đầu đàn trong phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Tiền thân là tổ hợp tác (THT) trồng tre măng Bát độ, năm 2015, HTX Kiên Thành tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX 2012, số lượng thành viên tham gia HTX tăng lên 25 thành viên với vốn điều lệ 3 tỷ đồng.

Với vai trò hạt nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm măng tre Bát độ, HTX đã liên kết, liên doanh ký hợp đồng với Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình bao tiêu toàn bộ sản phẩm măng tre cho thành viên và người nông dân. 

Ông Trần Ngọc Sử - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành cho biết: HTX ký trực tiếp với người nông dân trồng tre măng Bát độ, đầu tư vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch; đồng thời, thu mua toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất. Đến nay, HTX đã liên kết với 200 hộ dân trồng tre măng Bát độ và xây dựng được vùng nguyên liệu tre măng Bát độ với diện tích trên 300 ha. 

"Hàng năm, HTX đã tiêu thụ 90% sản lượng măng tre Bát độ của thành viên HTX và người dân. Đến nay, doanh thu HTX đạt trên 12 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động với thu nhập 5 - 7 triệu đồng/người/tháng” - ông Sử nói. 

HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành thực sự là hạt nhân xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Kiên Thành.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, hình thức tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng. Để XDNTM thì đối với xã đó phải có THT hoặc HTX hoạt động hiệu quả. Đây vừa là công cụ hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn vừa tạo điều kiện phát huy nội lực trong XDNTM. 

Do đó, phát huy vai trò HTX, THT, thời gian qua tỉnh đã thực hiện phát triển kinh tế tập thể theo mục tiêu đổi mới toàn diện về tổ chức, hoạt động của HTX, THT đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định của pháp luật; khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay; phát triển đa dạng các loại hình HTX, THT trong mọi lĩnh vực

Tập trung phát triển HTX nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn với nhu cầu, lợi ích của các thành viên; tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm; nâng cao vai trò, đóng góp của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, kinh tế tập thể mà nòng cốt các HTX đã có phát triển cả về số lượng và chất lượng. 

Theo Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, đến tháng 9/2019, toàn tỉnh có 391 HTX với  26.586 thành viên và 2.743 THT với 16.400 thành viên, người lao động. Trong đó, có 231 HTX nông nghiệp, 62 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 68 HTX thương mại - dịch vụ và giao thông vận tải, 13 HTX xây dựng; 17 quỹ tín dụng nhân dân. 

Doanh thu bình quân của HTX đạt 995,7 triệu đồng/HTX, lãi bình quân của một HTX là 213 triệu đồng; các HTX nộp ngân sách trên 16 tỷ đồng; có 106 xã đạt tiêu chí sản xuất. 

Trong nông nghiệp ngày càng xuất hiện nhiều HTX có liên kết với một số doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hình thành chuỗi sản xuất giá trị từ khâu cung cấp giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến cho đến tiêu thụ, cung cấp sản phẩm cho thị trường… đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên và hộ phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh. 

Tiêu biểu như một số sản phẩm chè, tre măng Bát độ, trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả có múi, quế vỏ và tinh dầu quế, chăn nuôi gia cầm; trong đó, phải kể đến HTX Lũng Lô, HTX Thủy sản Phù Nham, HTX Quế hồi Việt Nam, HTX Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca.  

Ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: "Các HTX đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và làm thay đổi căn bản đời sống của người dân và bộ mặt nông thôn; là "đòn bẩy” trong XDNTM.

Văn Thông

Tags Nông thôn mới HTX Bát độ dâu tằm cây ăn quả quế

Các tin khác
Viễn Sơn chú trọng phát triển diện tích quế (ảnh minh họa).

Là người trồng quế lâu năm, ông Triệu Tiến Bảo ở thôn Khe Lợ luôn trân trọng loại cây đem lại ấm no cho người Dao nơi đây...

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh cùng cán bộ kiểm lâm huyện Yên Bình khảo sát năng suất rừng trồng tại huyện Yên Bình.

Để khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn, tỉnh Yên Bái chỉ đạo rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định diện tích có thể chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn. Đồng thời đã lập quy hoạch chuyển hóa rừng sang kinh doanh gỗ lớn 4.300 ha keo tại huyện Yên Bình và Trấn Yên.

Vụ đông năm 2019, huyện Văn Yên sẽ gieo trồng khoảng trên 2.350 ha. Trong đó, ngô đông 1.750 ha trở lên; 500 ha cây hoa màu các loại như rau, đậu đỗ và 100 ha khoai lang.

Ảnh minh họa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục