Giữ vững "thương hiệu" chè Shan tuyết Suối Giàng

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/10/2019 | 11:06:40 AM

YênBái - Chè Shan tuyết ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đã có mặt ở các thị trường “khó tính” như: Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Đức... Sản phẩm đã được Hiệp hội Chè Việt Nam vinh danh “Thương hiệu chè Việt”.

Theo ông Sổng A Nủ - Chủ tịch UBND xã Suối Giàng: "Hiện nay, toàn xã có 674 ha chè, trong đó có 472 ha chè kinh doanh tập trung ở 4 thôn là Pang Cáng, Bản Mới, Giàng A, Giàng B. Trong đó có 400 cây chè Shan tuyết cổ thụ đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường công nhận là Cây Di sản Việt Nam”. Nét đặc trưng của búp chè Shan tuyết Suối Giàng là bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết, thời điểm thu hoạch từ tháng 3 đến hết tháng 10 hàng năm, cao điểm là từ tháng 6 đến tháng 8, thu hái hai lứa/tháng”. 

Để có được những búp chè non "một tôm, hai lá”, nhiều khi người dân phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ, thời điểm hái chè thích hợp nhất là vào buổi sáng sớm khi những lớp sương còn đọng lại. Chè hái về rồi vẫn phải chọn kỹ để thải loại những búp chè bị sâu, không quá già, sau đó mới sao. 

Lửa sao chè phải giữ thật đều và luôn điều chỉnh nhiệt cho phù hợp, khi vò chè phải thật khéo để những búp chè săn lại để chè sao khô có thể thấy búp chè to, màu trắng xám, đây là một trong những khác biệt khiến chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng giữ vững được thương hiệu. 

Chè Shan tuyết Suối Giàng không chỉ sạch mà còn ngon nổi tiếng và đã có mặt ở các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Đức... và các nước trong khu vực đặc biệt là các nước vùng Trung Đông. Tuy nhiên, có lúc vì lợi nhuận đã xuất hiện tình trạng "nhái” thương hiệu chè Suối Giàng.  

Để giữ vững thương hiệu, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành đăng ký nhãn hiệu "Chè Suối Giàng - Yên Bái” để hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững. 

Huyện Văn Chấn cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền xã xây dựng hệ thống văn bản quy định sử dụng và kiểm soát chất lượng sản phẩm chè mang nhãn hiệu Suối Giàng - Yên Bái từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo quản sản phẩm. 

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý vùng nguyên liệu chè, xã Suối Giàng đã thành lập Hợp tác xã Sản xuất chè hữu cơ gồm 18 tổ với 417 hộ trồng chè. Nhờ đó, các sản phẩm chè hiện nay đang được quản lý, điều phối khá tốt; các hộ trồng chè sản xuất ra sản phẩm chè búp tươi có chất lượng cao, điều tiết nguồn nguyên liệu phù hợp cho các cơ sở chế biến, bảo đảm chất lượng và giá thành sản phẩm. 

Hiện nay, sản lượng chè búp tươi của xã thu hoạch đạt trên 650 tấn, sản phẩm chè chế biến trên địa bàn xã chiếm 75% là chè xanh, chủ yếu phục vụ thị trường trong nước và một phần nhỏ xuất khẩu; 25% sản phẩm là chè vàng phục vụ xuất khẩu. Với giá thu mua chè búp tươi bình quân 20.000 đồng/kg, giá trị sản xuất hàng năm của xã đạt trên 13 tỷ đồng, sản phẩm chè khô ngon đặc biệt có giá giao động từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/kg còn lại giá bình quân 400.000 đồng/kg. 

Là sản phẩm đặc trưng, xã Suối Giàng đề nghị cần tiếp tục có sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, phát triển vùng nguyên liệu, thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị và thương hiệu chè Shan tuyết Suối Giàng.

Hồng Duyên

Tags Suối Giàng chè shan tuyết cây di sản

Các tin khác

Nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đã phủ đến 57/57 thôn bản, tổ dân phố trong toàn huyện với tổng dư nợ trên 163 tỷ đồng.

Những điều chỉnh của Bộ GTVT trong hồ sơ mời sơ tuyển nhà đầu tư 8 dự án cao tốc Bắc - Nam được đánh giá tích cực và phù hợp thực tế.

Nhiều dự án chỉ sau vài giờ phát hành, các ban quản lý dự án đã bán được cả chục hồ sơ, điều đó cho thấy sức hấp dẫn lớn của các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Người dân xã Nà Hẩu chăm sóc gà đen.

Vài năm trở lại đây, một bộ phận người dân ở xã Nà Hẩu (Văn Yên) đã xây dựng mô hình nuôi gà đen địa phương theo hướng hàng hóa. Toàn xã Nà Hẩu hiện đã có 12 hộ dân xây dựng mô hình nuôi gà đen hàng hóa với quy mô trung bình khoảng 200 con/hộ.

Nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách, nhiều hộ dân xã Kiên Thành đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, xã Kiên Thành có 953 hộ, 4.119 nhân khẩu, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó 84% là dân tộc Tày, Dao, Kinh còn lại các dân tộc khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục