Khủng hoảng lợn tại Trung Quốc đẩy giá thịt lợn nhảy vọt trên toàn thế giới

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/10/2019 | 2:47:47 PM

Đại dịch tả lợn châu Phi đang quét sạch hàng trăm triệu con lợn, chủ yếu ở Trung Quốc, khiến giá thịt lợn trên toàn cầu tăng nhanh chóng, từ New Zealand đến tận Vancouver.

Tại châu Âu, giá thịt lợn cũng đã tăng 31% trong năm qua.

Giá thịt lợn đã sẵn sàng cho bước nhảy vọt cao nhất kể từ khi dịch bệnh bò điên và dịch cúm gia cầm bùng phát vào năm 2004 khiến người tiêu dùng ăn nhiều thịt lợn hơn, theo một chỉ số được biên soạn bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc tại Rome.

"Hiện tại, giá thịt lợn đang tăng trên toàn thế giới”, Justin Sherrard, chiến lược gia về protein động vật toàn cầu có trụ sở tại Rabobank nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: "Trung Quốc là khởi điểm. Thứ nhất, bởi vì thị trường nơi đây rất lớn và thứ hai, bởi vì đây thực sự là nơi đầu tiên mà cơn sốt lợn châu Phi bắt đầu tấn công”.

"Giá thịt lợn sẽ duy trì ở mức cao trong ít nhất 3 tháng tới, cho tới Tết Nguyên đán vào ngày 25 tháng 1, thời điểm cao nhất để tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia tổ chức năm mới theo Âm lịch. Các nhà bán lẻ sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng”, Sherrard nói.

"Vào cuối năm 2020, số lượng lợn tại Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 275 triệu con, giảm gần 40% kể từ đầu năm 2018, trước khi dịch bệnh động vật lớn nhất thế giới bắt đầu hoành hành”, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Điều này động thời sẽ kéo sản lượng thịt lợn toàn cầu giảm 10% vào năm 2020.

Khủng hoảng lợn tại Trung Quốc đẩy giá thịt lợn nhảy vọt trên toàn thế giới - 2Nhấn để phóng to ảnh
Tim Foulds, người đứng đầu nghiên cứu của Euromonitor International, cho biết: "Sốt lợn châu Phi đã có tác động đáng kể đến việc sản xuất thịt lợn ở Trung Quốc và ảnh hưởng ngày càng tăng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Chính phủ Trung Quốc cố gắng kiểm soát khủng hoảng, nhưng việc tiêu hủy lợn nhiễm bệnh ở quy mô lớn, khiến sản lượng thịt lợn giảm đáng kể trong năm 2019”.

"Nguồn cung trong nước giảm sẽ thúc đẩy nhu cầu thịt lợn nhập khẩu từ nước ngoài của Trung Quốc, dẫn đến giá nhập khẩu tăng kỷ lục”, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết trong một báo cáo ngày 10 tháng 10.

"Sốt lợn châu Phi, giết chết hầu hết lợn trong một tuần nhưng không gây hại nhiều cho sức khỏe con người, đã có tác động lớn ở Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia hay ổ dịch nào trước đây và hiện tại bệnh này được coi là đặc hữu và ảnh hưởng tới toàn thế giới”, theo theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Người dân tham gia hưởng ứng trồng rừng gỗ lớn do Hội Nông dân tỉnh phát động trên diện tích 1,5 ha của gia đình ông Lê Mai Hiền, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục