9 nước EU kêu gọi đánh thuế mạnh mẽ đối với ngành hàng không

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/11/2019 | 9:24:47 AM

Việc xây dựng một quy định mới về thuế trên toàn EU dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, khi một số nước thành viên lập luận rằng các chính sách về thuế vẫn chỉ là vấn đề mang tính quốc gia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 8/11, 9 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cùng kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng mức thuế mới đối với ngành hàng không, một lĩnh vực được cho là gây ô nhiễm cao nhưng lại đóng thuế thấp.

Các Bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch và Thụy Điển kêu gọi EC đưa ra một hình thức mới hoặc một cách đánh thuế khác, song họ vẫn chưa đưa ra được biện pháp cụ thể.

9 quốc gia nói trên cho rằng, một quy định thuế mới đối với ngành hàng không trong đó "đối tượng gây ô nhiễm phải trả một mức giá hợp lý hơn cho việc sử dụng dịch vụ vận tải hàng không", là cần thiết cho mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Hiện giao thông vận tải là lĩnh vực duy nhất của châu Âu hiện có lượng khí phát thải tăng.

Theo các bộ trưởng của 9 nước, so với hầu hết các phương tiện giao thông khác thì mức thuế hiện tại đối với ngành hàng không là chưa đủ. Họ cho rằng ngành này đang được hưởng nhiều đặc quyền như miễn trừ thuế tiêu thụ đặc biệt và thực tế cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các chuyến bay quốc tế.

Tăng thuế đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm là mục tiêu của nhiều cuộc thảo luận sôi nổi giữa các quốc gia EU, do những quyết sách của EU đều đòi hỏi phải có sự đồng thuận, bao gồm các chính sách về thuế. Các mục tiêu đầy tham vọng về giảm lượng khí thải carbon ít nhất 50% vào năm 2030 là một phần trong chương trình nghị sự của EC.

Hà Lan đang gây sức ép để EC sớm thông qua biện pháp đánh thuế mới. Thậm chí, nước này tuyên bố sẽ tự đưa ra mức thuế của riêng mình đối với ngành hàng không vào năm 2021 nếu Ủy ban châu Âu không tự quyết định được về vấn đề này.

Theo một báo cáo của EU công bố hồi tháng 5 vừa qua, việc áp dụng chính sách thuế mới sẽ là một nỗ lực đáng kể nhằm giảm lượng khí thải carbon mà không ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực việc làm. Đức cũng tuyên bố sẵn sàng nhắm mục tiêu vào ngành hàng không với một loại thuế đặc biệt.

Mặc dù vậy, việc xây dựng một quy định mới về thuế trên toàn EU dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, khi một số nước thành viên lập luận rằng các chính sách về thuế vẫn chỉ là vấn đề mang tính quốc gia.

Dự kiến, các quốc gia nổi tiếng về du lịch như Tây Ban Nha hoặc Hy Lạp sẽ bị ảnh hưởng mạnh do những tác động nhằm vào các chuyến bay giá rẻ. EU dự kiến vào năm 2020, lượng khí thải từ ngành hàng không trên toàn cầu sẽ cao hơn khoảng 70% so với năm 2005.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục