YênBái - Giá lợn hơi trong nước đang dao động từ 70.000 - 72.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi lợn có lãi lớn, tuy nhiên giá tăng chỉ là ngắn hạn (1 - 3 tháng) và tăng cục bộ, trong khi đó chu kỳ chăn nuôi lợn thịt từ 4 đến 5 tháng/lứa. Do đó, việc đầu tư tái đàn lợn thịt ồ ạt ở thời điểm này là mạo hiểm, vừa có nguy cơ về dịch bệnh, vừa rủi ro về giá xuất bán trong thời gian tới.
|
Giá thịt lợn trên thị trường tăng cao, người chăn nuôi lợn đang có lãi lớn.
|
Hiện nay, chúng ta chưa xác định được hết các con đường lây truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi, do đó việc tái đàn trong thời điểm hiện tại là rất nguy hiểm, thậm chí phải trả giá đắt. Bởi lẽ, việc nhập con giống từ các địa phương khác để tái đàn làm tăng nguy cơ bùng phát các ổ dịch mới, gây thiệt hại cho chăn nuôi, ngân sách Nhà nước cũng như công tác chống dịch thêm phức tạp. Tuy nhiên, những nơi đủ điều kiện, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi khép kín, sản xuất theo chuỗi thì vẫn có thể tái đàn.
Trường hợp tái đàn thì cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, như chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó lưu ý các yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi; con giống; thức ăn, nước uống; chăm sóc nuôi dưỡng; vệ sinh khử trùng; kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi; tiêu diệt động vật gây hại; xử lý chất thải; thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh bằng vắc xin, thuốc thú y; phát hiện sớm, cách ly và xử lý triệt để các trường hợp lợn ốm, lợn mắc bệnh...
Thực hiện tái đàn đối với các hộ, các cơ sở chăn nuôi bị dịch và dịch đã qua 30 ngày và công bố hết dịch trên địa bàn khi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, việc tái đàn phải hết sức cẩn trọng và theo từng đợt: tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở và sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các xét nghiệm đều âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi thì khi đó mới nuôi tái đàn cho đủ quy mô cần nuôi.
Việc tái đàn lợn cũng chỉ được thực hiện khi cơ sở chăn nuôi có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo được các yêu cầu về an toàn sinh học trong chăn nuôi, chủ động kiểm soát về con giống và nguồn thức ăn.
Cơ sở chăn nuôi phải định kỳ thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi; hạn chế người không có nhiệm vụ ra, vào khu vực chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn các loại vật khác đến.
Ngoài ra, cần tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh; quản lý chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, vận chuyển lợn ra, vào địa bàn, không hỗ trợ cho các hộ tự ý mua con giống từ nơi khác về tái đàn trong khi trên địa bàn có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Phạm Quang
Bằng việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; đất đai; hỗ trợ khoa học kỹ thuật; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… phù hợp với thực tiễn địa phương, Yên Bái đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển.
Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai xảy ra trong 10 tháng ước tính hơn 4,7 nghìn tỷ đồng, theo Tổng cục Thống kê.
Hiệp hội Bất động sản (BĐS) vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương văn bản 116/2019/CV-HoRea về việc góp ý kiến xây dựng khung giá đất giai đoạn 2019-2024; đánh giá tác động đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường bất động sản.
Ngày 11/11, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã ban hành Quyết định số 2108/QĐ-BGTVT ngày 7/11/2019 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Sa Pa (Lào Cai).