Nuôi gà ở vùng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/12/2019 | 1:51:21 PM

YênBái - Bắt đầu từ tháng 8/2018, anh Mai Hồng Hà ở thôn Làng Than, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên nuôi 1.000 con gà ri lai. Địa điểm anh xây dựng chuồng trại 220 m2 trên một mảnh đất thuê rộng 2.000 m2 khá thuận tiện vì không xa lắm trung tâm xã nhưng lại không gần khu dân cư, không gian thoáng đãng, gần dòng suối Ngòi Hút.

Lứa gà của anh Mai Hồng Hà sẽ xuất bán đúng dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Lứa gà của anh Mai Hồng Hà sẽ xuất bán đúng dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Mái lợp tôn, nền xi măng được anh làm đệm lót trấu sinh học nên chuồng trại không gây mùi khó chịu. Từ thực tế tham quan các mô hình do xã tổ chức, tìm hiểu qua mạng Internet và ti vi, anh Hà chọn hướng chuồng Đông nam để mát mùa hè, ấm mùa đông. 

Lứa đầu, tỉ lệ gà chết chiếm trên 20%, tức hơn 200 con gà. Số gà còn lại, anh tập trung chăm sóc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ như hướng dẫn và nuôi theo hình thức bán chăn thả. Thuận lợi là nhà có sẵn ngô hạt nên thức ăn của đàn gà ngoài cám trong giai đoạn một tháng đầu vào đàn, anh chủ yếu cho ăn ngô và rau xanh, thân cây chuối… 

Đến dịp tết Nguyên đán năm 2019, lứa gà đó xuất bán khá thuận lợi, trọng lượng đạt bình quân 2,5 kg/con đối với gà trống, gà mái 1,8 - 2 kg và anh có lãi gần 20 triệu đồng. Lứa tiếp theo, chuyển hướng sang nuôi giống gà Minh Dư, anh Hà duy trì quy mô 1.000 con. 

So với lứa đầu tiên, đặc biệt rút kinh nghiệm thực tế, lứa này tỉ lệ gà chết rất thấp, chủ yếu do trời nắng nóng đợt tháng 4 dương lịch năm nay nên bị chết hơn 30 con. Chất lượng gà Minh Dư được khách hàng đánh giá tốt, với giá bán buôn vẫn là 70.000 đồng/kg, bán lẻ 80.000 đồng/kg, việc tiêu thụ của anh Hà không gặp khó khăn nào. 

Nhờ vậy, anh tiếp tục có lãi để quay vòng đầu tư phát triển chăn nuôi cũng như bù đắp chi phí xây dựng chuồng trại. Hiện anh đang chăm sóc lứa gà thứ ba đã vào đàn đầu tháng 9 để kịp xuất bán vào dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020 sắp tới. Giống gà lần này được anh Hà chọn lại là giống gà ri lai như đợt đầu tiên. 

Đã bước sang mùa đông, buổi tối anh Hà thường sử dụng bạt dứa che chắn gió, ấm cho đàn gà, tránh gió lùa. Đến lứa này, bản thân anh Hà thấy tự tin hơn: "Là người đầu tiên của xã thực hiện nuôi gà theo quy mô hàng hóa tập trung với số lượng lớn, lúc đầu tôi cũng thấy sợ sợ đấy chứ vì chưa biết sẽ như thế nào nhưng giờ thật sự đã ổn rồi”. 

Kiến thức đã được học trong trường nghề, rút kinh nghiệm từ thực tế chăn nuôi của chính mình, nuôi gà không quá vất vả, anh Hà cho biết cũng có dự định mở rộng quy mô chăn nuôi. Với diện tích chuồng trại xây dựng, anh hoàn toàn có thể nuôi tới 2.000 con gà mỗi lứa. Để có thể thực hiện được mong muốn đó, anh chia sẻ sẽ thực hiện từng bước chắc chắn, thận trọng, phù hợp, dần dần vì cần có thời gian tích lũy thêm nguồn vốn.

Nguyễn Thơm

Tags Nuôi gà vùng cao Làng Than Phong Dụ Thượng Văn Yên

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục