Yên Bái chủ động ngăn cháy rừng từ cơ sở

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/12/2019 | 8:07:58 AM

YênBái - Dù mới chỉ đầu mùa khô hanh 2019 - 2020, nhưng mức cảnh báo cháy rừng trong toàn tỉnh đã ở cấp cao. Các cơ quan, lực lượng chức năng và các địa phương trong tỉnh cần chủ động triển khai các phương án để làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng gắn với quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả nhất.

Cán bộ kiểm lâm huyện Trạm Tấu tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân.
Cán bộ kiểm lâm huyện Trạm Tấu tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân.

Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, diện tích đất có rừng của Pá Hu là trên 1.650 ha, trong đó: diện tích rừng phòng hộ gần 639 ha, rừng sản xuất trên 1.000 ha, rừng tự nhiên gần 1.098 ha, rừng trồng trên 552 ha. Nhiều diện tích rừng nằm xen kẽ trong các khu vực dân cư, nơi người dân có tập quán phát nương, làm rẫy. 

Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (QLBVR - PCCCR) trong mùa khô hanh luôn là được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. 

Ông Mùa A Sùng - Chủ tịch UBND xã cho biết, ngay từ đầu vụ khô hanh năm nay, UBND xã đã tổng kết công tác QLBVR - PCCCR; kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của xã. Xã đã thành lập Trung đội dân quân cơ động sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra, trực tiếp chỉ huy là đồng chí Xã đội trưởng. 

Tại 4 thôn đã có 4 tổ đội QLBVR - PCCCR, mỗi tổ có từ 10 - 15 người sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có cháy rừng xảy ra. Ở huyện Mù Cang Chải, xã Khao Mang  diện tích đất có rừng trên 3.378 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên phòng hộ gần 2.461 ha, rừng trồng bảo vệ phòng hộ trên 917 ha. Để quản ý tốt công tác PCCCR gắn với bảo vệ rừng, xã đã chỉ đạo quán triệt nghiêm ngặt đến tất cả các thôn, bản, các chủ rừng với quyết tâm bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. 

10 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã kiểm tra và lập biên bản 142 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; 50 vụ khai thác, phá rừng trái pháp luật; 9 vụ vi phạm về PCCCR; 20 vụ lấn chiếm rừng làm nương rẫy; 8 vụ vi phạm các thủ tục hành chính. Số vụ vi phạm đã xử lý là 116 vụ. Thu nộp ngân sách Nhà nước 713 triệu đồng.  
Ông Sùng A Dinh - Chủ tịch UBND xã cho biết: "UBND xã đã lồng ghép công tác tuyên truyền về trách nhiệm của người dân trong việc QLBVR - PCCCR trong các cuộc họp thôn, bản; tổ chức ký cam kết QLBVR - PCCCR tới từng hộ dân trong thôn, bản trên địa bàn; tuyên truyền, làm tốt công tác thông tin để nâng cao nhận thức của người dân, mở rộng đối tượng được tuyên truyền, đặc biệt là phụ nữ - những người trực tiếp sản xuất, canh tác nương rẫy. 

Theo đó, yêu cầu nhân dân khi đốt nương phải báo cáo và được sự đồng ý của tổ QLBVR - PCCCR, trưởng thôn, bản; khi xảy ra cháy rừng phải huy động lực lượng khẩn trương chữa cháy kịp thời để lửa không cháy lan ra diện tích rộng, chuẩn bị tốt phương án "4 tại chỗ”; đồng thời, xây dựng các bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phân lịch trực 24/24 giờ trong những ngày cao điểm có nguy cơ cháy rừng cao". Nhờ vậy, trong nhiều năm nay, trên địa bàn xã không có hiện tượng cháy rừng. 

Toàn tỉnh hiện có trên 461.532 ha đất có rừng, trong đó rừng đặc dụng trên 35.509 ha; rừng phòng hộ trên 138.700 ha; rừng sản xuất trên 287.322 ha. Để chủ động PCCCR gắn với quản lý bảo vệ tốt vốn rừng và phát triển rừng ngay tại cơ sở, giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 63%, Chi cục Kiểm lâm đã bố trí đủ cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn ở tất cả các xã, phường, thị trấn; kịp thời tham mưu giúp chính quyền địa phương trong QLBVR - PCCCR. Công tác phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội và chính quyền địa phương được duy trì thường xuyên. 

Ông Kiều Tư Giang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Chi cục đã ban hành văn bản đôn đốc các hạt kiểm lâm xây dựng các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại cơ sở. Đồng thời, kiểm tra các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy để thực hiện phương châm "4 tại chỗ” trong trường hợp cháy rừng xảy ra; tiếp tục duy trì và củng cố 1.479 tổ xung kích chữa cháy rừng gồm trên 8.000 người ở các xã, phường và các chủ rừng. Lấy lực lượng dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên làm nòng cốt tham gia. 

Ngành cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn về PCCCR cho các tổ đội xung kích của xã và các chủ rừng; thực hiện quản lý diện tích nương rẫy và các chủ nương rẫy, tổ chức cưỡng chế đốt nương không để lửa cháy lan. 

Thời tiết khô hanh tiếp tục kéo dài, để bảo vệ tốt vốn rừng hiện có và phát triển rừng ngay tại cơ sở, lực lượng kiểm lâm cần tăng cường hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án bảo vệ rừng và PCCCR; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác PCCCR cho phù hợp với những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy để đảm bảo tính sát thực tế tại địa phương và phải có kế hoạch thực hiện cụ thể để không bị lúng túng khi có cháy rừng xảy ra. 

Cùng đó, đẩy mạnh trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng; bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp tăng cường các biện pháp phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên...

Ông Nguyễn Thái Bình - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm:



Trong tháng 9/2019, Chi cục Kiểm lâm đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng, PCCCR mùa hanh khô 2019-2020, trong đó tập trung vào xây dựng phương án, huấn luyện nghiệp vụ và trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC cho các lực lượng chuyên trách; tăng cường tuần tra, kiểm soát những điểm nóng; đảm bảo lực lượng thường trực 24/7; đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân là chủ rừng thực hiện quy định về PCCCR. Cùng đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR; triển khai các đợt diễn tập thực tế PCCCR tại các địa phương và thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác dự tính, cảnh báo, thông tin.

Ông Nông Mạnh Tường - Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên:



Địa phương đã tổ chức lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị về nội dung tuyên truyền QLBVR - PCCCR tại cộng đồng; tiến hành phát tài liệu, tờ rơi, áp phích và các văn bản hướng dẫn Luật Lâm nghiệp; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR cho các chủ rừng trên địa bàn xã; tổ chức họp với dân, hướng dẫn kỹ thuật đốt nương làm rẫy và tu sửa hệ thống đường ranh cản lửa tại các khu vực, vùng trọng điểm cháy rừng; mở các buổi họp tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng, về tầm quan trọng của rừng và tác hại của cháy rừng, hướng dẫn quy trình đốt nương làm rẫy, vận động cộng đồng dân cư sống ven rừng tích cực tham gia bảo vệ rừng. 

Ông Đặng Phúc Lý - chủ rừng xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên:  



Việc thực hiện khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn, bản đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và mang lại hiệu quả rõ rệt, trong đó nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng dần được hoàn thiện về mặt quản lý, tổ chức hoạt động; tổ chuyên trách ngày càng phát huy hiệu quả. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời gắn lợi ích của người dân với công tác phòng, chống cháy rừng hiệu quả.
Thanh Tân

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục