Mù Cang Chải: Hướng đi đúng cho rau đặc sản vùng cao

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/12/2019 | 7:58:06 AM

YênBái - Vài năm gần đây, khi rau xanh vùng cao trở thành hàng hóa đặc sản được ưa chuộng, nông dân huyện Mù Cang Chải không chỉ sản xuất rau xanh một cách đơn thuần mà đã có sự đầu tư, mở rộng quy mô, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật theo hướng sạch, an toàn.

Nông dân Mù Cang Chải đã đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất rau sạch.
Nông dân Mù Cang Chải đã đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất rau sạch.

Theo định hướng của Hội Phụ nữ huyện, Tổ hợp tác trồng nông sản sạch ở xã Dế Xu Phình đã thực hiện mô hình trồng rau trong nhà màng với diện tích 7.000 m2, tổng kinh phí 150 triệu đồng. Mặc dù, sản phẩm chưa được xuất bán ra thị trường nhưng với tín hiệu khả quan về sự sinh trưởng của cây giống, có thể khẳng định đây là cách làm mới song có hiệu quả. 

Chị Lý Thị Cha - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng nông sản sạch chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi được trồng rau trong nhà màng. Cá nhân tôi thấy trồng rau ở đây sẽ khắc phục được sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, thời tiết, sâu bệnh đối với nông sản, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Bởi vậy, bản thân chúng tôi cần phải thay đổi để hình thành cho mình tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”. 

Cũng mới đi vào hoạt động trong năm 2019 song Hợp tác xã (HTX) Hội Nông dân Mù Cang Chải đã xuất bán được trên 3 tấn nông sản các loại, đạt 50% năng suất sản xuất. Tất cả nông sản đều được HTX sản xuất theo hướng sạch từ khâu chọn đất, nước tưới, làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế sản phẩm… với việc được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hiện, HTX cũng đã hoàn thiện xong khu vực sản xuất, sơ chế, kho bảo quản lạnh, khu bày bán sản phẩm với kinh phí trên 1 tỷ đồng. 

Chị Giàng Thị Thanh Mơ - Phó Giám đốc HTX cho  biết: "Rau xanh là sản phẩm được bà con nông dân trong huyện trồng rất nhiều nhưng lại chưa có nơi tiêu thụ ổn định mà chủ yếu là bán lẻ. Trong khi trên địa bàn huyện có rất nhiều trường bán trú, nội trú sử dụng một lượng lớn rau xanh mỗi ngày và các đơn vị này lại sử dụng một lượng rau ở nơi khác đưa đến. Rau của bà con muốn đi vào đây thì cần có một đơn vị đứng ra thu mua, đảm bảo. Bởi vậy HTX thành lập với mục tiêu không chỉ trở thành nơi sản xuất mà còn tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập cho nông dân, đồng thời cũng hình thành thói quen, tập quán canh tác đúng kỹ thuật, đúng quy trình cho nông dân”. 

HTX còn hướng tới việc xây dựng một thương hiệu rau sạch để vươn ra thị trường ngoài huyện bao gồm các siêu thị và cửa hàng rau quả sạch trên địa bàn toàn tỉnh.

Có thể thấy, bên cạnh việc thay đổi tư duy, tập quán sản xuất từ tự cung, tự cấp, thừa thì đem bán, một bộ phận nông dân ở Mù Cang Chải đã hình thành tư duy hàng hóa rõ rệt bằng việc mở rộng vùng sản xuất chuyên canh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng vùng sản xuất đồng nghĩa với việc gia tăng sản lượng, bởi vậy, đầu ra là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu. 

Bên cạnh sự năng động, nhanh nhạy của nông dân, mới đây, huyện Mù Cang Chải đã đồng hành cùng nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ bằng cách tổ chức hội nghị cung ứng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch cho học sinh các trường nội trú, bán trú trên địa bàn huyện. Huyện có 28 điểm trường nội trú, bán trú với trên 14.000 học sinh sử dụng một lượng lớn thực phẩm và nông sản mỗi ngày nhưng lại đang nhập ở ngoài huyện. 

Trong khi đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, huyện đề nghị, khuyến khích có sự liên kết giữa các hợp tác xã và trường học vừa đảm bảo cho học sinh được sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm hợp vệ sinh, vừa tạo thị trường tiêu thụ cho nông dân trên địa bàn.

Hoài Anh

Tags Mù Cang Chải hướng đi rau đặc sản vùng cao

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục