Yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc sang gỡ rối dứt điểm đường sắt Cát Linh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/1/2020 | 2:36:23 PM

Trước sự trì trệ của tuyến đường sắt Cát Linh, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang làm việc và giải quyết dứt điểm.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa biết ngày đưa vào khai thác thương mại.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa biết ngày đưa vào khai thác thương mại.

Bộ GTVT yêu cầu đích thân Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải trực tiếp có mặt tại Việt Nam để tháo gỡ vướng mắc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại do còn một số tồn tại về an toàn hệ thống Tổng thầu chưa hoàn thiện, các hạng mục chưa phù hợp với thông số kỹ thuật, các thiết bị chưa hoàn thiện theo hồ sơ thiết kế.

Khối lượng công việc tồn đọng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Thậm chí Tổng thầu chưa xác định được thời gian đưa dự án vào vận hành chính thức.

Trước những trì trệ của dự án, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam làm việc và giải quyết dứt điểm.

Từ ngày 24 - 26/12/2019, Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án đường sắt đã làm việc với Tổng giám đốc Tổng thầu Trung Quốc tại Hà Nội. Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu phải chỉ rõ những công việc tồn tại, hướng giải quyết, xác lập chi tiết thời hạn hoàn thành dự án.

Bộ GTVT cũng làm việc với tư vấn độc lập, đề nghị có những đánh giá chặt chẽ, khuyến cáo cụ thể với Tổng thầu, yêu cầu khắc phục triệt để các tồn tại của dự án này nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.

Quá nhiều vấn đề khó xử lý

Theo Bộ GTVT, việc khó khăn cũng như gia tăng chi phí của Tổng thầu từ việc cung cấp hồ sơ hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Tổng thầu bắt nguồn từ sai sót của Tổng thầu trong việc thỏa thuận với các nhà thầu phụ sản xuất, cung cấp vật tư thiết bị liên quan.

Cùng đó, Bộ GTVT cũng làm việc với tư vấn độc lập, đề nghị đơn vị này có những đánh giá chặt chẽ, khuyến cáo cụ thể với Tổng thầu, yêu cầu khắc phục triệt để các tồn tại của dự án này nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.

Tổng thầu chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng EPC đã ký kết và chủ đầu tư sẽ tiếp tục yêu cầu Tổng thầu thực hiện cũng như xử lý các chậm trễ, vi phạm cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Được biết, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thiện việc lắp đặt và đào tạo nhân sự toàn bộ. Nhưng chưa có phương án an toàn cho dự án nên phía chủ đầu tư không đồng ý cho tổng thầu thực hiện vận hành thử toàn hệ thống.

Thời điểm này, Tổng thầu vẫn phải bố trí nhân sự tại dự án và chịu trách nhiệm trả lương, phía Việt Nam không phải chi thêm phần chi phí này, do đây là hợp đồng trọn gói.

Về giải pháp, ngoài thúc tiến độ với tổng thầu, Bộ GTVT sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan ngoại giao Trung Quốc để đẩy nhanh tiến độ, thúc ép Tổng thầu thực hiện theo đúng các quy định của Việt Nam.

Để dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác, các bên liên quan phải hoàn thiện nghiệm thu, hoàn thành các hạng mục và công trình; Hội đồng nghiệm thu nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư, đồng ý cho phép nghiệm thu đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Mới đây, tư vấn độc lập của Pháp đưa ra nhiều khuyến cáo về sự an toàn của dự án do Trung Quốc thực hiện.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, chỉ đưa vào khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các sai phạm phải được xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Nhà ga...thành chợ hoa Tết

Trong khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa chốt ngày hoạt động thì tại các điểm nhà ga của dự án đang biến thành nơi người dân bày bán cây cảnh, đồ dùng phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.

yeu cau tong thau trung quoc sang go roi dut diem duong sat cat linh hinh 5
Khu vực ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị quây kín bởi cây cảnh.
Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, từ vài ngày nay, trước cửa ga đường sắt Cát Linh, trên địa bàn quận Đống Đa hình thành chợ bày bán đào, quất, đồ sành sứ phục vụ tết trên vỉa hè.

Tại khu vực nhà ga ngã 5 Giảng Võ - Ba Đình, các chậu quất cảnh được xếp san sát từ trong gầm nhà ga ra đến vỉa hè. Kế bên hàng quất cảnh là "siêu thị" gốm sứ với đủ loại bát hương, lọ hoa, đồ thờ cúng bày la liệt.

Sau khi các sạp hàng được mở ra, lòng đường phố Cát Linh nhanh chóng trở thành nơi đỗ xe cho khách mua hàng. Những sợi xích làm hàng rào ngăn cách nhà ga với lòng đường cũng bị tháo bỏ.

Tại khu vực ga đường Láng (phường Thịnh Quang, Đống Đa) cũng bị quây bởi hàng loạt quất, đào. Mặc dù lực lượng chức năng có đi dẹp nhưng chỉ hôm sau số cây cảnh được bày ra vỉa hè thậm chí còn nhiều hơn thời điểm bị công an kiểm tra.

Được biết, khu vực ga Cát Linh và ngã 5 Hào Nam thuộc địa bàn quận Đống Đa không nằm trong 51 điểm được phép tổ chức chợ hoa xuân phục vụ Tết Canh Tý 2020 của UBND Thành phố Hà Nội.

(Theo VOV)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục