Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải: Làm tốt công tác huy động vốn

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/2/2020 | 8:17:53 AM

YênBái - Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 179 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 84,5%/ tổng dư nợ, tăng 41 tỷ đồng so với năm 2018, đặc biệt hiện nay Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải không còn nợ xấu.

Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải.
Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải.

Đóng trên địa bàn của huyện vùng cao còn gặp nhiều khó khăn như hoạt động thu hút đầu tư chưa nhiều; đầu ra cho các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp còn bị động; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nên công tác huy động vốn từ nguồn gửi dân cư còn hạn chế…

Nhận thức được những khó khăn đó, trong năm 2019, Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên hoạt động của Chi nhánh tiếp tục duy trì được sự ổn định, tăng trưởng và hoàn thành các mục tiêu đề ra. 

Ông Dương Trung Kiên - Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải cho biết: đến ngày 31/12/2019, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 182,7/154 tỷ đồng, bằng 118,6% kế hoạch năm, tăng 52,9 tỷ đồng so năm trước, tốc độ tăng trưởng 40,8%/năm. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 146,1/132 tỷ đồng, bằng 110,6% kế hoạch năm, tăng 31 tỷ đồng so năm 2018, tốc độ tăng trưởng 26,9%/năm, tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 80,6%/tổng nguồn huy động. 

Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2019, ngay từ đầu năm Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải đã chủ động bám sát định hướng chỉ đạo của Agribank Chi nhánh tỉnh và mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện với những định hướng, giải pháp cụ thể. 

Theo đó, về công tác huy động vốn, ngay sau khi có chỉ tiêu, kế hoạch giao, Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải đã phân bổ và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ và từng cán bộ; đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, cung cấp các sản phẩm huy động vốn phù hợp với thị hiếu khách hàng, chú trọng công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá sản phẩm huy động nhằm thu hút khách hàng; gắn hoạt động cho vay với huy động vốn, phát triển dịch vụ ngoài tín dụng. 

Cùng đó, Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải còn đề ra các biện pháp chăm sóc khách hàng hợp lý để ổn định khách hàng truyền thống, khơi tăng khách hàng mới, góp phần ổn định và nâng cao thị phần huy động vốn trên địa bàn. Hơn nữa, việc thực hiện tốt công tác khoán chỉ tiêu huy động vốn đến nhóm và người lao động đã làm tăng thêm tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ trong việc huy động vốn. 

Ông Sùng A Hờ - cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của ban giám đốc, chúng tôi thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tiện ích của đơn vị đến người dân và các thành phần kinh tế; đồng thời, triển khai đầy đủ các chương trình khuyến mại huy động vốn, tiết kiệm dự thưởng... nên tạo được niềm tin cho khách hàng đến gửi tiền và giao dịch”.

Về công tác tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng, hàng năm Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải luôn chủ động tìm kiếm khách hàng đủ điều kiện vay vốn để mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thực hiện thỏa thuận liên ngành, tăng cường cho vay qua tổ, nhóm, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ. Trong đó, chú trọng giải quyết các thủ tục, hồ sơ vay vốn theo hướng "nhanh, gọn, kịp thời”. 

Giám đốc Dương Trung Kiên cho biết thêm: để nâng cao chất lượng tín dụng, ban giám đốc luôn chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện tốt kiểm tra trước, trong, sau khi cho vay, công tác thẩm định luôn chú trọng hiệu quả kinh tế của dự án. Chấp hành nghiêm nguyên tắc, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Bám sát khách hàng cá nhân, hộ vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, kiểm soát chặt chẽ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 

Đồng thời, tổ chức phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng đúng quy định, đánh giá và phân tích khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro để tập trung thu hồi, tăng thêm năng lực tài chính.  

Với các giải pháp đồng bộ, trong năm 2019, Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải không những huy động vốn đạt và vượt kế hoạch mà tổng dư nợ đến ngày 31/12/2019 đạt 211,75/214 tỷ đồng, bằng 98,9% kế hoạch, tăng 13,9 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 179 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 84,5%/ tổng dư nợ, tăng 41 tỷ đồng so với năm 2018, đặc biệt hiện nay Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải không còn nợ xấu.

Văn Tuấn

Tags Agribank Chi nhánh huyện Mù Cang Chải làm tốt công tác huy động vốn

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục