Sôi động ruộng đồng Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/2/2020 | 7:59:58 AM

YênBái - Chị Chớ Thị BLa ở thôn Sáng Pao chia sẻ: "Em có người yêu chuẩn bị nhập ngũ. Vì vậy, em phải thu xếp cấy xong ruộng nhà để còn giúp bố mẹ người yêu cấy hết cho anh ấy yên tâm đi bộ đội”. Kkhông khí xuống đồng thật náo nhiệt trong những ngày đầu xuân.

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu xuống đồng kiểm tra sản xuất vụ xuân.
Ảnh: T.LLãnh đạo huyện Trạm Tấu xuống đồng kiểm tra sản xuất vụ xuân.
(Ảnh: T.L)
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu xuống đồng kiểm tra sản xuất vụ xuân. Ảnh: T.LLãnh đạo huyện Trạm Tấu xuống đồng kiểm tra sản xuất vụ xuân. (Ảnh: T.L)

Sau tết Nguyên đán, huyện Trạm Tấu nỗ lực cùng cả nước phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp Corona, cùng đó tích cực chỉ đạo sản xuất để phấn đấu đến cuối năm tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 23.806 tấn, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn.



Ban Thường vụ Huyện ủy chủ động thành lập các đoàn công tác do các đồng chí ủy viên làm trưởng đoàn đến với các xã, thị trấn, trường học, trạm y tế để tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cũng như kiểm tra thực hiện nhiệm vụ sau tết Nguyên đán.

Tại xã Xà Hồ, không khí xuống đồng thật náo nhiệt trong những ngày đầu xuân. Cánh đồng Tà Ghênh 37 ha như một công trường rộn vang tiếng nói tiếng cười và mạ non đang kín từng thửa ruộng. 

Chị Chớ Thị BLa ở thôn Sáng Pao chia sẻ: "Em có người yêu chuẩn bị nhập ngũ. Vì vậy, em phải thu xếp cấy xong ruộng nhà để còn giúp bố mẹ người yêu cấy hết cho anh ấy yên tâm đi bộ đội”. Chị Giàng Thị Mỷ cho hay: "Vụ trước, gạo tẻ đỏ của người Mông được giá cao, thương lái cứ thích mua gạo này và nếp cẩm. Bởi vậy, vụ này, mình cấy thêm tẻ đỏ và mong sẽ thu được thật nhiều thóc”. 

Ở xã Xà Hồ, người dân đã biết tìm đến các giống lúa đặc sản để phát triển kinh tế. Nhiều hộ không còn lo đói mà đã tính chuyện làm kinh tế từ lúa đặc sản. Vì vậy, vụ xuân này, xã cấy 156ha với các giống: Nhị ưu 838, ĐS1. 

Ngoài việc được Nhà nước cung ứng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật, đồng bào Mông đã tự phát triển các giống lúa đặc sản địa phương đang được người tiêu dùng ưa thích. Đây chính là tín hiệu vui cho phát triển nông sản thành hàng hóa ở nơi vùng cao còn nhiều khó khăn này. Để đạt mục tiêu tổng sản lượng lương thực có hạt 2.300 tấn vào cuối năm 2020, ngay từ đầu vụ xuân UBND xã Xà Hồ đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực. 

Ông Nguyễn Văn Hòe - Chủ tịch UBND xã cho biết: xã đã tập trung hướng dẫn kỹ thuật để người dân thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng; vận động nhân dân sử dụng giống lúa, ngô phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương; hình thành các vùng lúa chuyên canh chất lượng cao như: tẻ đỏ ở cánh đồng Tà Ghênh. Đặc biệt, để về đích đúng khung thời vụ, xã vận động người dân giúp nhau ngày công chia theo tổ nhóm; do đó, chắc chắn Xà Hồ sẽ hoàn thành gieo cấy trước ngày 28/2.

Ở xã Pá Hu, niềm vui rộn ràng ngay từ những ngày đầu năm mới khi cung đường được đầu tư 10 tỷ đồng từ chân núi lên trụ sở đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Xe máy nối đuôi nhau chở phân bón ra ruộng. 

Già làng Sùng Tráng Thào, thôn Tà Tàu không giấu nổi niềm vui chia sẻ: "Năm mới, Pá Hu có đường mới, trụ sở mới. Chúng tôi rất cảm ơn Nhà nước chăm lo cho đồng bào vùng cao. Là già làng, tôi sẽ gương mẫu và vận động con cháu, đồng bào làm theo Đảng và Nhà nước chỉ đạo để làm giàu”. 

Năm 2020, xã Pá Hu đề ra 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.181,1tấn. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ, ngay từ những ngày đầu tháng 1, xã đã thành lập các tổ công tác về thôn, bản vận động đồng bào chủ động làm đất, ngâm, ủ mạ theo đúng hướng dẫn để sau tết bắt tay ngay vào cấy lúa xuân. 

Ông Hà Chánh Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Cơ bản, xã đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đầu năm. Đặc biệt, việc gieo cấy lúa xuân, sau tết Nguyên đán đồng bào đã xuống đồng và chắc chắn sẽ đúng khung lịch thời vụ trước ngày 28/2”.

Sau tết Nguyên đán, huyện Trạm Tấu đang nỗ lực cùng cả nước phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp Corona. Cùng đó, tích cực chỉ đạo sản xuất để phấn đấu đến cuối năm tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 23.806 tấn, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn huyện. 

Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: "Để đạt được mục tiêu này, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, vận động nhân dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương; thực hiện tốt công tác cung ứng giống, vật tư cho các xã, thị trấn; tổ chức tốt các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật sản xuất cho đồng bào. Trước tiên, cần tập trung thực hiện thắng lợi vụ lúa xuân với tổng diện tích 1.520 ha”.

Ngọc Sơn

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục