Văn Yên đẩy nhanh tiến độ sản xuất lúa đông xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/2/2020 | 1:38:59 PM

Với với quyết tâm giành thắng lợi trên cả 3 mặt diện tích, năng suất và sản lượng, những ngày này, bà con nông nhân ở các địa phương của huyện Văn Yên đã chủ động xuống đồng gieo cấy lúa xuân đảm bảo khung lịch thời vụ.

Vụ đông xuân  2019 - 2020, xã An Thịnh phấn đấu gieo cấy 234 ha lúa nước; trong đó, lúa thuần vẫn được xã xác định là giống chủ lực chiếm 70%, còn lại là giống lúa lai. Vụ xuân này xã An Thịnh tiếp tục duy trì 100 ha cánh đồng một giống Chiêm Hương tại khu vực cánh đồng thôn Đồng Tâm, Trung Tâm, Làng Lớn. Đồng thời mở rộng thêm gần 60 ha lúa Chiêm Hương tại thôn Yên Phú, Yên Thịnh, Khe Cỏ…

Ngay sau những ngày vui tết đón xuân Kỷ Hợi, xã An Thịnh đã chỉ đạo bà con nông dân xuống đồng gieo cấy lúa xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ.  Tại các cánh đồng  của xã An Thịnh, không khí lao động của bà con nông dân xuống đồng cấy lúa xuân thật bận rộn và khẩn trương. 

Cũng như nhiều gia đình khác trong thôn Đồng Tâm, gia đình bà Phạm Thị Nguyệt, ngay sau những ngày đoán tết cổ truyền của dân tộc, gia đình bà đã tranh thủ thời tiết nắng ấm huy động toàn bộ nhân lực, bố trí đổi công để cấy hết diện tích lúa xuân theo đúng lịch chỉ đạo. Bà Nguyệt cho hay : " Gia đình tôi có 5 sào ruộng nước, vụ xuân này tôi cây toàn bộ bằng giống lúa Chiêm Hương. Chúng tôi đã cấy xong từ ngày 8, 9/2. Hiện gia đình tôi đang áp dụng các biện pháp bảo vệ lúa sau cấy.”

Vụ đông xuân 2019 – 2020, huyện Văn Yên sẽ thực hiện gieo cấy 2.930 ha lúa nước. Trong sản xuất  huyện đã thực hiện phân vùng, phân cơ cấu giống hợp lý. 

Vùng cao sẽ đưa 70% diện tích vào giao cây giống lúa lai  gồm Nhị ưu 838, Nghi hương 305…Các xã vùng thấp bố trí 60% diện tích gieo cấy bằng giống lúa thuần chất lượng cao như Hương Chiêm, HT1…Riêng đối với vùng lúa Đại Phú An bố trí 100% diện tích gieo cấy giống lúa Hương Chiêm để phát triển thương hiệu gạo Chiêm Hương của huyện. 

Đồng thời vận động nông dân ứng dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh tiên tiến, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo biện pháp "4 đúng”. 

Ngay sau những ngày vui tết đón xuân Canh Tý 2020, bà con nông dân huyện Văn Yên đã xuống đồng gieo cấy lúa xuân với niềm vui, phấn khởi sẽ dành vụ đông xuân thắng lợi. 

Các hộ nông dân trên địa bàn đã chủ động nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết, đặc biệt là tranh thủ những ngày thời tiết nắng ấm để xuống đồng gieo cấy đảm bảo khung lịch thời vụ và cơ cấu giống. Chị Phạm Thị Liên – xã Đông Cuông chia sẻ : " Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình tôi đã huy động người nhà, đổi công để cấy hết diện tích theo đúng lịch chỉ đạo. Sau cấy tôi chủ động lấy nước vào các chân ruộng để giữ ấm cho cây lúa, giúp cây lúa phát triển nhanh.”

Đến nay toàn huyện đã gieo cấy được 2.090 ha lúa xuân tập trung ở các xã vùng thấp như Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông, Mậu Đông, Xuân Ái, Yên Hợp… đảm bảo về cơ cấu giống và đúng khung lịch thời vụ. 

Với những diện tích lúa đã cấy, bà con nông dân đã và đang tập trung các biện pháp phòng chống rét, bảo vệ lúa non như thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm sâu bệnh hại, cung ứng lượng phân cần thiết giúp cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh và phát triển tốt. Bên cạnh đó người dân còn chủ động các biện pháp diệt ốc bươu vàng và chuột hại lúa non.  

Ở các xã vùng thượng huyện như An Bình, Lâm Giang, Lang Thíp, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm… bà con nông dân đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông xuân với việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết như giống, vật tư, phân bón để sẵn sàng bước vào vụ sản xuất mới. 

Đến thời điểm hiện tại, bà con nông dân ở các xã đã cày bừa, làm đất, gieo mạ, tích cực áp dụng các biện pháp phòng chống sâu bệnh, chăm sóc mạ, tạo đà cho cây mạ sinh trưởng phát triển tốt khi đưa ra gieo cấy. 

Ông Trương Anh Xuân - Chủ tịch UBND xã An Thịnh, huyện Văn Yên cho biết : "Đến thời điểm này, xã An Thịnh đã gieo cấy xong toàn bộ diện tích lúa xuân. Bà con nông dân địa phương đang tập trung chăm sóc, bảo vệ lúa sau cấy. Tiến hành cung ứng lượng phân cần thiết giúp cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh”.

Trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi do trên địa bàn huyện xảy ra nhiều đợt rét đậm và rét sâu, huyện Văn Yên nêu cao quyết tâm giành thắng lợi trên cả 3 mặt, năng suất, diện tích và sản lượng, góp phần đắc lực vào việc đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững tốc độ cũng như giá trị kinh tế ngành nông nghiệp của huyện.

Thu Nhài – Mỹ Vân (Trung tâm TT – VH huyện Văn Yên)

Tags Văn Yên lúa xuân Nhị ưu Chiêm hương Nghi hương An Thịnh Đông Cuông An Bình Lâm Giang Lang Thíp Phong Dụ Hạ Phong Dụ Thượng Xuân Tầm

Các tin khác
Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Người dân tham gia hưởng ứng trồng rừng gỗ lớn do Hội Nông dân tỉnh phát động trên diện tích 1,5 ha của gia đình ông Lê Mai Hiền, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình.

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình anh Nông Văn Nhì (bên trái), thôn Cây Tre, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình hàng năm cho thu nhập 300 triệu đồng.

Thời gian qua, Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, trở thành phong trào thi đua trọng tâm trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, hình thành liên kết theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục