Yên Bình phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/2/2020 | 1:58:31 PM

YênBái - Đến nay, huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng cây ăn quả, vùng gạo đặc sản, vùng quế, phát triển thủy sản hồ Thác Bà...

Huyện Yên Bình phấn đấu có sản phẩm bưởi Đại Minh đạt tiêu chuẩn 5 sao trong giai đoạn 2020 - 2021.
Huyện Yên Bình phấn đấu có sản phẩm bưởi Đại Minh đạt tiêu chuẩn 5 sao trong giai đoạn 2020 - 2021.

Những năm qua, trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế vùng và triển khai kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách về tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Bình đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, đặc biệt là Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2016 - 2020 và phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng cây ăn quả với gần 1.900ha, trong đó, vùng cây ăn quả có múi 1.100 ha; vùng gạo đặc sản xã Bạch Hà 150 ha; vùng quế 1.000 ha; phát triển thủy sản hồ Thác Bà quy mô lớn với trên 1.800 lồng cá; trong đó, đã hỗ trợ đóng mới 1.061 lồng nuôi cá và quây lưới nuôi cá trên eo ngách hồ Thác Bà trên 230 ha… 

Cùng đó, căn cứ đề án của tỉnh về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia Chương trình và lựa chọn 10 sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực để đăng ký với tỉnh xây dựng tiêu chuẩn 3 sao với các sản phẩm: chè xanh chất lượng cao, tre măng Bát độ, rọ tôm, quế và tiêu chuẩn 4 sao với các sản phẩm: bưởi Đại Minh, cá hồ Thác Bà, gạo Bạch Hà. 

Đồng thời, đăng ký 5 sản phẩm OCOP đề nghị tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao năm 2020 và phấn đấu có sản phẩm bưởi Đại Minh đạt tiêu chuẩn 5 sao trong giai đoạn 2020 - 2021. 

Nhằm nâng tầm thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội kết nối, giao thương giữa các doanh nghiệp để thúc đẩy cơ hội xúc tiến thương mại, hướng đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân, huyện đã tổ chức thực hiện 5 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gồm: bưởi Đại Minh, cá nuôi trên hồ Thác Bà, gỗ keo, cây dược liệu (cây khôi nhung); gỗ bạch đàn, bồ đề và phụ phẩm gỗ keo. Các dự án này giúp người dân sản xuất theo hướng tập trung và tìm được đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. 

Là xã được lựa chọn để thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà bắt đầu từ tháng 7/2019, ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên cho biết: "Toàn xã có 500 ha diện tích mặt nước, 70 lồng nuôi cá. Hiện, xã có trên chục hộ thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị, chúng tôi xác định đây là chuỗi có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi người dân thực hiện theo chuỗi sẽ có giá trị sản phẩm rất tốt về con giống, về kỹ thuật và đầu ra cho sản phẩm. Khi triển khai hiệu quả các mô hình liên kết, nông dân sẽ yên tâm đầu ra và nâng cao thu nhập khi giá trị nông sản tăng lên”.

Có thể thấy, muốn sản xuất và tiêu thụ bền vững thì phải liên kết. Bởi thế, việc thực hiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị được huyện Yên Bình xác định là giải pháp trọng tâm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, việc hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp ở huyện còn chưa ổn định và thiếu bền vững. 

Do vậy, để phát triển chuỗi liên kết bền vững, ông Nguyễn Văn Trọng - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho hay: thời gian tới, huyện tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; tăng cường hướng dẫn xây dựng mô hình liên kết cụ thể, rõ ràng để nông dân và doanh nghiệp thấy được lợi ích mang lại, từ đó, có trách nhiệm thực hiện. 

Cùng đó, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của huyện. Khuyến khích xây dựng vùng sản xuất nông sản an toàn, ứng dụng quy trình sản xuất tốt; công nghệ cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn gắn với chế biến tiêu thụ, xây dựng thương hiệu các nông sản chủ lực nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

Đồng thời, huyện đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và thương hiệu đã xây dựng, được bảo hộ gắn với phát triển chuỗi giá trị.                  

Thanh Chi

Các tin khác
Một mô hình chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao của đoàn viên thanh niên huyện Lục Yên.

Năm 2019, Đảng bộ huyện Lục Yên đề ra 39 chỉ tiêu thì có 37/39 chỉ tiêu đạt và vượt nghị quyết; 21/27 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; 6 chỉ tiêu tiệm cận với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội.

Người dân tham quan công trình tôn tạo, nâng cấp Di tích lịch sử khu mộ Nguyễn Thái Học.

Hàng năm, thành phố Yên Bái đều chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà soát lập kế hoạch đầu tư công sát hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, chỉ thực hiện các dự án thực sự cần thiết, đảm bảo nguồn vốn, tuyệt đối không đầu tư dàn trải, lãng phí.

Công nhân Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam tại xã Đào Thịnh sản xuất sản phẩm quế điếu thuốc.

Thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Trấn Yên đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ có chiều sâu, lựa chọn sản phẩm, đơn vị tham gia đúng yêu cầu, nội dung của Chương trình với kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá, phát triển một số sản phẩm truyền thống; đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn chính thức thu phí từ ngày 18/2.

Chiều 13/2, đại diện Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn thông tin, từ 0h ngày 18/2, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ bắt đầu thu phí chính thức sau hơn một tháng vận hành miễn phí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục