BIDV Yên Bái triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/2/2020 | 8:00:48 AM

YênBái - Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, BIDV Yên Bái đã triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng cùng nhiều ưu đãi về tiền gửi và dịch vụ điện tử.

Khách hàng đến giao dịch tại BIDV Chi nhánh Yên Bái.
Khách hàng đến giao dịch tại BIDV Chi nhánh Yên Bái.

Ông Phạm Trung Tùng - Giám đốc  Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Yên Bái cho biết: cùng với toàn hệ thống BIDV cả nước, từ ngày 14/2, BIDV Chi nhánh Yên Bái triển khai gói tín dụng quy mô 5.000 tỷ đồng dành riêng cho các khách hàng cá nhân có dư nợ vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, thiệt hại.

Được biết, chương trình hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 được áp dụng từ ngày 14/2 đến hết ngày 30/4 hoặc đến khi đạt quy mô gói. 

Các lĩnh vực vay vốn cụ thể gồm: nông nghiệp, xuất khẩu và du lịch. Trong nông nghiệp, các sản phẩm nông sản như: thanh long, dưa hấu, mít, chuối; các mặt hàng thủy hải sản như cá tra, cá ba sa, các mặt hàng cá da trơn... được tập trung ưu tiên. 

Du lịch sẽ được hỗ trợ trong cả các lĩnh vực phụ trợ như nhà hàng, khách sạn; các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu với thị trường Trung Quốc cũng nằm trong diện hưởng hỗ trợ đợt này. 

Điểm đặc biệt của gói tín dụng này là khách hàng của BIDV sẽ được hưởng mức lãi suất cố định 5,5%/năm trong tối đa 4 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên. 

Ngoài ra, BIDV cũng đang triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng áp dụng mức lãi suất cho vay từ 6,5%/năm và từ 7,5%/năm cho các khách hàng cá nhân thông thường vay sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện chủ trương hiện đại hóa cũng như hạn chế sử dụng tiền mặt; đồng thời, góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan, BIDV cũng là một trong những ngân hàng sớm khuyến khích khách hàng tăng cường giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử của mình, thông qua các ứng dụng thông minh BIDV SmartBanking và BIDV online. 

Để hỗ trợ khách hàng chuyển đổi từ giao dịch tại quầy sang giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử, BIDV có chính sách tặng 100% phí giao dịch trên BIDV SmartBanking, BIDV Online cho khách hàng cá nhân đăng ký mới dịch vụ. Phí giao dịch sẽ được BIDV hoàn vào tài khoản đăng ký dịch vụ của khách hàng hàng tháng với tổng ngân sách hoàn phí giao dịch lên đến 2,46 tỷ đồng. 

Ngoài ra, các khách hàng gửi tiền online qua BIDV SmartBanking, BIDV Online sẽ được cộng thêm lãi suất 0,2%/năm với tất cả kỳ hạn so với lãi suất niêm yết tại quầy giao dịch. Lãi suất ưu đãi được niêm yết sẵn trên ứng dụng và không vượt lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước quy định. 

Đặc biệt, BIDV vẫn tiếp tục chính sách không thu bất kỳ khoản phí đăng ký hay phí duy trì nào đối với dịch vụ BIDV Online và BIDV SmartBanking. BIDV SmartBanking và BIDV Online của BIDV cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng tiện ích như: chuyển tiền, gửi tiền online, thanh toán hóa đơn, thanh toán QR, nạp tiền điện thoại… 

Ngoài ra, một số tính năng, tiện ích mới cũng được bổ sung gồm: đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, vé tàu/xe/tour du lịch, mua sắm VnShop… nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch thường nhật của khách hàng.

Ông Phạm Trung Tùng cho biết thêm: việc khuyến khích giao dịch online là một phần trong hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19, bởi như đồng tiền khi đưa vào lưu thông, luân chuyển qua nhiều người có thể là vật trung gian lây truyền bệnh tật. 

Hiện, 100% cán bộ, nhân viên của BIDV Yên Bái được tuyên truyền kỹ lưỡng về dịch bệnh Covid - 19, thực hiện việc đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, đủ tiêu chuẩn; đồng thời, khuyến khích khách hàng thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi giao dịch.  

Lê Phiên

Tags BIDV Yên Bái tín dụng hỗ trợ lãi suất trần Covid-19 khẩu trang rửa tay

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục