Doanh nghiệp Yên Bái "guồng" đều trong "bão" dịch

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/2/2020 | 8:17:49 AM

YênBái - Để đạt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệ trên 13.000 tỷ đồng, ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán và ngay cả trong những ngày cả thế giới, cả nước đang căng mình phòng chống dịch Covid-19 thì tại các doanh nghiệp trên địa bàn Yên Bái vẫn "guồng" đều trong "bão" dịch.

Sản xuất bao bì tại Công ty cổ phần Khoáng sản RED STONE, Khu Công nghiệp phía Nam.
Sản xuất bao bì tại Công ty cổ phần Khoáng sản RED STONE, Khu Công nghiệp phía Nam.

Với tinh thần quyết tâm cao, ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán và ngay cả trong những ngày cả thế giới, cả nước ta đang căng mình phòng chống dịch Covid-19 thì tại các doanh nghiệp không khí thi đua lao động vẫn rộn ràng nhằm đảm bảo kế hoạch năm cũng như theo đơn đặt hàng của đối tác.  

Thực hiện kế hoạch năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) đạt trên 13.000 tỷ đồng. Cùng đó, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm đưa vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo ngành công thương, giá trị SXCN tháng 2 ước đạt trên 887 tỷ đồng, tăng 9,03% so với tháng trước, lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 1.701 tỷ đồng, bằng 13,09% kế hoạch năm, tăng 7,38% so với kế hoạch. 

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 1.444 tỷ đồng, tăng 11%; công nghiệp khai khoáng đạt 121 tỷ đồng, tăng 10,85%, còn lại là sản xuất, phân phối điện, khí đốt… Một số sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số SXCN của tỉnh như: xi măng Portlanđ đen đạt 114.000 tấn, tăng 25% so cùng kỳ; gỗ dán đạt 5.420m khối; quặng sắt trên 12.000 tấn; tinh bột sắn, bột dong riềng đạt trên 6.318 tấn… 

Ông Vũ Vinh Quang - Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Hoạt động SXCN tháng 2 và 2 tháng đầu năm trên địa bàn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ (tăng 7,23%). Một số sản phẩm đạt khá đóng góp vào mức tăng trưởng (xi măng, điện thương phẩm, gỗ dán, gỗ lạng, quặng chì kẽm… 

Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 đạt 15,14 triệu USD tăng 115,22%, lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 22,18 triệu USD, tăng 20,54% so cùng kỳ. Tốc độ và nhịp độ sản xuất vẫn ổn định. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. 

"Qua tổng hợp, theo dõi, hiện nay, trên địa bàn có 30 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu với Trung Quốc đã và đang bị ảnh hưởng; một số doanh nghiệp đã phải điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất hàng hóa xuất sang thị trường Trung Quốc" - ông Quang nói. 



Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất ngay từ tháng đầu, quý đầu hoàn thành kế hoạch năm. 

Công ty cổ phần Khoáng sản RED STONE, Khu Công nghiệp phía Nam, thành phố Yên Bái sản xuất các mặt hàng bột đá các-bon-nát, hạt nhựa, phụ gia, bột đá trắng… cũng đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 do thị trường xuất khẩu Trung Quốc chiếm đến 50%, trong đó nhiều đơn hàng bên Trung Quốc vẫn chưa thanh toán các đơn hàng trong năm trước. 

Ông Vũ Thanh Nghị - Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản RED STONE cho biết: "Ngay từ ngày mùng 5 tháng Giêng, Công ty đã sản xuất trở lại, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên không duy trì hết công suất. Nếu tình hình này kéo dài thì mục tiêu xuất khẩu đạt 5 triệu USD của Công ty trong năm 2020 là khó khả thi khi hiện nay sản lượng sản xuất giảm đến 40%. Lượng công nhân đi làm cũng chỉ còn một nửa và chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa”. 

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đều đã có kế hoạch nhập khẩu từ trước tết Nguyên đán Canh Tý; do vậy, đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Đồng nghĩa với nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thì cũng sẽ có một số mặt hàng tiêu thụ gặp khó khăn là: bột đá, tinh bột sắn, hạt nhựa, các sản phẩm gỗ… Đối với các doanh nghiệp có công nhân, chuyên gia Trung Quốc các doanh nghiệp FDI đã khuyến cáo để các lao động chậm sang Việt Nam. Đối với số lao động đã sang, đều đã được cách ly theo đúng quy định. 

Có thể thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh đến nay tạm thời vẫn chưa bị ảnh hưởng lớn; các doanh nghiệp đã chủ động nhiều giải pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19, khắc phục khó khăn hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Ông Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn: 

Ngay từ ngày mùng 6 tháng Giêng, Công ty đã hoạt động trở lại bình thường và đến ngày mùng 9 tháng Giêng đã xuất chuyến hàng đầu tiên vào miền Nam và sang Thái Lan. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, tình hình xuất khẩu của Công ty chưa bị ảnh hưởng nhiều do các mặt hàng của chúng tôi chủ yếu vận chuyển bằng đường biển. 

Tuy nhiên, đối với thị trường trong nước thì tình hình vận chuyển đang gặp khó khăn do giá cước vận tải tăng lên khá nhiều. Về lâu dài, nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp sẽ khiến cho tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến sức cạnh tranh của sẩn phẩm thấp. Trước mắt, chúng tôi cũng đang có hướng sẽ chuyển sang vận tải đường sắt để giảm chi phí; đồng thời, có biện pháp để chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. 

Ông Trần Công Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái: 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản gặp rất nhiều khó khăn. Do đặc thù mùa vụ, chúng tôi vẫn phải sản xuất nhưng sản phẩm lại không tiêu thụ được. 

Bên cạnh đó, chính sách xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay khiến cho việc giao thương, thanh toán hàng hóa bị đình trệ nên lượng hàng tồn kho lớn. 

Để giải quyết vấn đề này, tôi đề nghị các cấp chính quyền cần cung cấp thông tin chính xác, kịp thời thông tin về dịch bệnh đến các doanh nghiệp và người dân, nhất là các giải pháp phòng chống để chúng tôi chủ động có các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với thực tế. 

Thứ hai là, các ngành chức năng, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu như: hỗ trợ lãi suất, lao động, thủ tục xuất, nhập khẩu, bảo hiểm xã hội…

Ông Vũ Đình Chiến - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đá trắng Bảo Lai, huyện Yên Bình:

 Công ty TNHH Một thành viên Đá trắng Bảo Lai hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm đá tự nhiên xẻ, đá nhân tạo, bột đá, hạt nhựa. 

Từ ngày 30/1, Công ty đã duy trì các ca sản xuất. Trước mắt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa lớn nhưng nếu kéo dài sẽ kéo theo hàng loạt khó khăn, đó là: thiếu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tăng chi phí sản xuất, trong khi đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc như: bột đá, hạt nhựa sẽ không tiêu thụ được. 

Hiện nay, nhiều bạn hàng ở các nước khác cũng đã hủy lịch hẹn, không sang tìm hiểu ký kết hợp đồng với Công ty do lo ngại dịch bệnh Covid-19. Tôi cũng mong muốn Sở Công Thương tỉnh Yên Bái có thể cung cấp kịp thời những thông tin về tiêu chuẩn, kỹ thuật và xúc tiến thương mại của các thị trường khác để tăng cường tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu.

Thanh Phúc - Hùng Cường

Tags Yên Bái doanh nghiệp công nghiệp guồng đá trắng sản phẩm gỗ hạt nhựa phụ gia

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục